- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Cách trồng và chăm sóc cây Sầu Riêng

Cây sầu riêng được mọi người biết đến với một hương vị rất đặc trưng, không giống với bất kỳ loài cây nào trong các loại cây ăn quả. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh những cây sầu riêng sai quả với hương thơm thoang thoảng tại các miệt vườn miền tây. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về kỹ thuật trồng, ghép, chăm sóc sầu riêng cho năng suất cao.
Giới thiệu về cây sầu riêng
Sầu riêng có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á, có tên tiếng anh là durian. Đặc tính cây sầu riêng như thế nào? Thân cây thuộc thân gỗ chiều cao có thể đạt tới 40m, lá cây dạng lá đơn và mọc sole nhau, hoa cây sầu riêng mọc thành từng chùm có hương thơm thoang thoảng.
Bộ rễ cây sầu riêng thuộc dạng rễ cọc có thể ăn sâu vào lòng đất khoảng 6 -7m tuỳ vào tính chất của đất cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc. Quả sầu riêng có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu khi đã chín, lớp vỏ ngoài cứng và có nhiều gai, bên trong là phần thịt và hạt. Sầu riêng chín cây có mùi thơm đặc trưng lan toả cả khu vườn.
Sầu riêng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam nước ta, chính vì vậy mà nhiều người đặt ra câu hỏi rằng cây sầu riêng có trồng được ở miền Bắc không? Tất cả mọi miền ở nước ta đều có thể trồng được sầu riêng tuy nhiên khi trồng loài cây này ở miền Bắc, Trung do đặc trưng về đất đai, khí hậu và nguồn nước không hợp nên cây khó phát triển và năng suất cây sầu riêng không cao.
Sự tích cây sầu riêng
Ngày xửa ngày xưa vào thời khởi nghĩa Tây Sơn có một chàng trai nọ quê ở Đồng Nai văn võ song toàn, thấy thời thế bất bình đã rút gươm ra trận đánh bại thầy trò Nguyễn Ánh. Nhưng sau đó, nhà Tây Sơn Mất, Gia Long giành phần thắng trên đất Việt nên đã ra lệnh bắt giết hết những người đã từng theo nhà Tây Sơn. Thấy vậy, dân làng đã khuyên chàng trai bỏ trốn thật xa, họ gom tiền của những vật dụng và cả một con thuyền nhỏ. Chàng trai ra đi ngược theo dòng sông Cửu Long vào nước Chân Lạp. Đây là phần đầu của sự tích cây sầu riêng mà người ta vẫn truyền tai nhau đến tận bây giờ.
Sự tích trái sầu riêng bắt nguồn từ đâu? Và rồi chàng dừng chân tại quán nhỏ bên đường thì gặp hai mẹ con nọ, cô con gái bị bệnh trên đường dâng hương trên núi Tà -lon. Chàng trai vốn là người hiểu biết về nghề thuốc nên đã chữa khỏi bệnh cho cô gái và đưa hai mẹ con về nhà. Sau đó hai người yêu nhau và về chung một nhà, sống hạnh phúc bên nhau xây dựng một gia đình đầm ấm tại quê hương người vợ. Ở trong vườn nhà người vợ có một loại cây rất lạ tên là tu-rên hay còn được gọi là cây sầu riêng bây giờ mà ở xứ của người chồng không có. Lần đầu tiên người chồng ăn ngửi thấy mùi khó chịu, người vợ bèn nói: “Anh ăn đi sẽ biết nó đậm đà như lòng em”.
Ngày nọ, người vợ đi dâng hương về thì bị ngộ cảm, người chồng đã cố chạy chữa nhưng không được. Thế rồi người chồng hứa sẽ không lấy thêm một ai, còn người vợ thì hiện về trong mơ nói rằng sẽ mãi bên chồng. Được tin Gia Long không còn truy tìm người nữa, dân làng đã báo tin lên cho chàng. Lúc bấy giờ, khi người chồng ra thăm cây “tu-rê” ( cây sầu riêng) bỗng thấy cây cho một trái rồi rụng vào vạt áo. Người chồng mừng rỡ mà mang nó về quê hương của mình.
Mười mấy năm qua đi, giờ đây người chồng đã già, ông chăm chút cho cây tu-rê để cây đơm hoa kết trái. Sau đó mời hàng xóm, láng giềng đến ăn họ đều thấy mùi của nó khó chịu sau đó ông nói tuy bề ngoài như vậy như lòng lại đẹp đẽ như mối tình của ông. Sau đám giỗ của người vợ ba người, ông không bệnh mà mất. Mỗi khi thưởng thức trái “tu-rê” người ta luôn nhớ về ông và gọi loại cây này là cây sầu riêng. Ý muốn gửi gắm ý nghĩa về một câu chuyện tình đẹp của hai người nhưng câu chuyện đó lại có kết thúc buồn.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng
Người trồng nên chọn trồng bằng cách ghép cây sầu riêng hoặc trồng ít nhất 2 giống sầu riêng khác nhau trong vườn để cây thụ phấn chéo. Với cách trồng này sẽ giúp cây có tỉ lệ đậu trái cao hơn rất nhiều. Nên trồng cây ở điều kiện đất thích hợp như thoát nước tốt, không phải đất mặn, phèn. Ngoài ra, người trồng nên trồng sầu riêng ở gần nguồn nước tưới để cung cấp đủ lượng nước cho cây. Đây là một trong những kỹ thuật trồng cây sầu riêng cơ bản nhất.
Sầu riêng là giống cây ăn quả nhiệt đới dễ trồng và chăm sóc. Cây sầu riêng ưu khí hậu nóng ẩm. không ưu khí hậu hanh khô. Trong điều kiện thời tiết thường xuyên mưa, trái sầu riêng sẽ bị nhão bà ăn không ngon. Lá sầu riêng là một trong những bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bởi lá là nguồn dự trữ thức ăn chính, nếu lá cây bị rụng sẽ dẫn đến tình trạng cây chết dần.
Bạn có thể sử dụng kỹ thuật ghép cây sầu riêng theo 2 cách: gốc ghép và cành, mắt ghép. Phương pháp ghép là ghép cành và ghép mắt. Người trồng nên lưu ý chọn những cây mẹ khoẻ mạnh, sai quả, không sâu bệnh để ghép, có như vậy cây ghép mới cho năng suất cao.
Người trồng cần chọn khoảng cách giữa các cây phù hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Bạn có thể trồng bằng cây giống sầu riêng theo những bước sau đây: Chuẩn bị hỗn hợp đất trồng gồm đất và phân rồi lấp hố lại trước khi trồng khoảng nửa tháng, đào một lỗ vừa bằng với bầu cây con sau đó tiến hành đặt cây con xuống rồi lấp đất lại kín mặt bầu, nén chặt đất. Chuẩn bị những cái con con để cắm xung quanh để giữ cây khỏi đổ. Bước cuối cùng là tưới nước cho cây rồi rải cỏ để giữ ẩm.
Cách chăm sóc cây sầu riêng
- Cách chăm sóc cây sầu riêng khi ra hoa: Trong thời kỳ cây ra hoa, người trồng cần ít tưới nước tạo điều kiện khô hạn cho cây. Sang thời kỳ cây ra mắt cua hoàn chỉnh thì tiến hành tưới nước để cây phát triển và nuôi hoa. Lưu ý tưới nước nhẹ lên mặt đất, khoảng 3 đến 4 ngày lại tưới một lần để cây không bị thiếu độ ẩm. Đồng thời người trồng cần tỉa bớt hoa cho cây để cây cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho tất cả hoa.
- Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con: Sau khi trồng cần bạn cần che bóng cho cây con, không che quá một nửa ánh sáng. Vào thời tiết nắng nóng cần phải thường xuyên tưới nước để cây giữ được độ ẩm nhất định, tránh tình trạng cây bị khô héo và chết. Đồng thời tiến hành bón phân cho cây sầu riêng vào năm đầu tiên, chia làm 4 lượt bón để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách chăm sóc
Các bệnh trên cây sầu riêng thường gặp phải kể đến như: sâu đục trái sầu riêng, bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng, bệnh cháy lá, bệnh nứt thân xì mủ. Vậy cách chăm sóc sầu riêng gặp phải các bệnh trên như thế nào?
- Đối với sâu đục trái sầu riêng: Dùng túi bọc trái sầu riêng chuyên dụng, cắt bỏ những trái bị sâu đục rồi đem đến một nơi xa để các quả khác không bị lây bệnh.
- Đối với bênh nấm hồng trên sầu riêng: Loại bỏ những cành nhánh bị bệnh, tỉa cành thông thoáng và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp.
- Bệnh cháy lá trên cây sâu riêng: Người trồng cần tỉa lá, tạo không gian thông thoáng cho cây, tạo lập hệ thống thoát nước tốt, không trồng cây ở dưới tán cây quá lớn và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp với cây như: Difenoconazole 150g/l + Propiconazole 150g/l hay Hexaconazole.
- Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng: Nên trồng cây với khoảng cách thích hợp, che kín gốc vào mùa mưa và quét vô phần thân sát đất. Ngoài ra người trồng cần bón phân đầy đủ, kiểm tra cây thường xuyên để sớm phất hiện các triệu chứng bệnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét