Cách trồng và chăm sóc cây Hồ Tiêu
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Pepper/Piper nigrum
Họ hồ tiêu: Piperaceae
Sản phẩm của cây hồ tiêu: Trồng
chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng
khô hoặc tươi. Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nước Liberia.
Trên thế giới:
- Trên thế giới có khoảng 70 nước
trồng tiêu, trong đó Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với
195.000ha trên toàn lãnh thổ. Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000ha.
Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng tiêu đạt 57.000ha với tốc độ tăng dần đều
theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có 45.000ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống
còn 35.000ha vào năm 2006. Từ 2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho
con số trồng hồ tiêu là 20.000ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470ha
vào năm 2015, đứng hạng tư trong sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng
hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là 16.300ha. Diện tích tăng của Trung Quốc
hiện nay đã đạt con số 25.000ha.
- Năng suất bình quân còn
thấp: Brazil và Mã Lai đạt xấp xỉ 1,5 tấn/ha. Ấn Độ và Indonesia có năng
suất khá thấp có thể do tính chất tự nhiên của vùng sản xuất manh mún, xen lẫn
với các hệ thống canh tác khác và ít đầu tư
- Tiêu được xuất khẩu dưới 2 dạng
chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (chiếm 85%) còn lại là tiêu xanh và dầu nhựa
tiêu.
- Năm 2013, tiêu thụ tiêu thực
tế ở các quốc gia EU là 92.000 tấn. Một lượng lớn tiêu (70% - 80%) được
dùng để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nhu cầu tiêu
thụ vẫn tăng mặc dù kinh tế đang suy thoái: lượng tiêu thụ tăng 2.4%/năm trong
giai đoạn 2009-2013.
Ở Việt Nam:
- Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế
kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc…
- Năm 1990, Việt Nam tham gia vào
thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới.
- Việt Nam đã và đang gia tăng
diện tích trồng hồ tiêu từ 36.106 Ha vào năm 2001 lên đến 57.000ha thu hoạch
năm 2015, Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, trong
đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51,6%, các tỉnh Đông Nam Bộ chiếm 39,6% diện tích
hồ tiêu của cả nước.
- Năng suất hồ tiêu ở Việt Nam cao
nhất thế giới, Năng suất trung bình của Việt Nam ở con số > 2.0 tấn/ha
(hồ tiêu khô).
- Hồ tiêu của Việt Nam được xuất
khẩu chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước.
- Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế
giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng năm. Trong 11 tháng năm 2015, cả
nước xuất khẩu 124.000 tấn hồ tiêu, đạt giá trị gần 1,2 tỷ USD, giảm 17% về
khối lượng nhưng tăng 2,8% về giá trị so với năm 2014.
Mô tả sơ bộ về cây hồ tiêu
Click để xem chi tiết
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân
dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá
mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh:
một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều
xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín,
rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh
lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch
được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ
tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể
chết. Quả có một hạt duy nhất.
Hệ thống rễ
- Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 - 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ có thể ăn sâu 2 m.
- Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung
chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng.
Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí,
không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24
giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu và có thể dẫn tới việc hư thối dây
tiêu.
- Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để vươn cao. Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.
Thân, lá, cành
Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo,
mềm dẻo, được phân làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá đơn.
- Dây thân:
+ Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng
ngắn, các đốt có nhiều rễ bám thường được dùng để làm hom nhân giống.
+ Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.
Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống.
- Dây lươn:
+ Mọc từ các mầm nách của các đốt
gần sát gốc của cây tiêu.
+ Cành lươn thường có lóng dài và bò
sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng hình thức giâm cành hoặc
chiết.
+ Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn.
- Cành quả (cành ác):
+ Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn...
+ Nếu dùng cành quả để giâm cành
nhân giống thì:
+ Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một
năm sau khi trồng).
+ Cây phát triển rất chậm.
+ Cây không leo cao trên trụ mà mọc
thành bụi vì ở các đốt lóng, thường không có hoặc có rất ít rễ bám. .
+ Năng suất thấp.
+ Cây mau cỗi (6-8 năm) Trong thực
tế sản xuất bà con nông dân thường không dùng cành quả để nhân giống.
Hoa và quả
- Tùy theo điều kiện sinh thái của
từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ tiêu có khác nhau:
+ Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây
tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6.
+ Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9.
- Mỗi gié tiêu có thể cho từ 50 – 60 quả, quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, mỗi quả chứa một hạt.
Cây hồ tiêu, trái hồ tiêu xanh, hồ
tiêu chín đỏ, hồ tiêu sau thu hoạch
Giá trị kinh tế của hồ tiêu
Click để xem chi tiết...
- Tiêu được dùng làm gia vị, dùng
trong y dược, dùng trong công nghiệp hương liệu...
- Tiêu có giá trị xuất khẩu lớn
- Giải quyết việc làm và đem lại thu
nhập cao cho người lao động
Nhận xét
Đăng nhận xét