- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Cách trồng và chăm sóc cây Dâu Tây

Cây dâu tây là loại cây ăn quả có hương vị thơm ngon vô cùng hấp dẫn được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Người ta thường trồng dâu tây bằng cách gieo hạt giống hoặc mua cây con về trồng ở các khu vườn, chậu cây. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh cây dâu tây với những chùm quả đỏ au vô cùng bắt mắt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về cách trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà cho quả sai trĩu nhé!
Dâu tây là giống cây dạng bụi có nguồn gốc từ Châu Mỹ và được trồng rộng rãi ở nước ta hiện nay. Lá của loại cây này có hình bầu dục thuôn nhọn ở phần đầu và có màu xanh đậm. Các chồi được mọc ra từ nách lá sau đó hình thành hoa dâu tây. Hoa dâu tây có năm cánh tròn, màu trắng và mỏng. Quả dâu tây có hình dáng phình to ở đầu và thuôn nhọn về đuôi với màu đỏ bắt mắt.
Vòng đời của cây dâu tây có thể kéo dài nhiều năm, mọc lại từ năm này sang năm khác. Tuy nhiên từ 1 đến 3 năm là khoảng thời gian cây phát triển khoẻ mạnh nhất. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi cây dâu tây sống được bao lâu?
Kỹ thuật trồng dâu tây năng suất
Đất trồng
Nên sử dụng đất thịt nhẹ hoặc đất hữu cơ giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt để trồng cây dâu tây. Nếu trồng loại cây này trong điều kiện đất khô cằn, thoát nước kém cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm, cho chất lượng cũng như năng suất quả thấp.
Giống cây trồng
Bạn có thể lựa chọn cách trồng cây dâu tây tại nhà bằng hạt giống hoặc cây con. Nếu trồng bằng cây con sẽ dễ trồng và chăm sóc hơn khi chúng ta gieo hạt. Khi chọn cây con, người trồng nên lựa chọn những cây giống khoẻ, cao từ 9 – 17cm và không có sâu bệnh. Đối với hạt thì nên lựa chọn những hạt giống có nguồn gốc rõ ràng và có khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dâu tây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cũng như chất lượng quả.
Mật độ trồng
Nếu trồng tại các khu vườn nhỏ hoặc để làm cảnh thì nên trồng khoảng cách giữa các cây từ 15 đến 20cm. Nếu đất trồng rộng thì bạn có thể trồng khoảng cách giữa các cây từ 40 – 60cm để tạo độ thông thoáng cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Đây là một trong những kỹ thuật trồng cây dâu tây quan trọng mà người trồng cần phải lưu ý.
4 cách trồng dâu tây tại nhà đơn giản
Dâu tây là một trong những loại cây rất dễ trồng và chăm sóc. Cách trồng cây dâu tây cũng rất đa dạng, bạn có thể trồng chúng ở trong vườn, chậu hoặc ở hai bên lối đi. Hãy tham khảo một số cách trồng sau đây để có được những cây dâu tây sai trĩu
Cách trồng dâu tây bằng hạt
Cách trồng dâu tây từ quả thực chất là cách trồng dâu tây bằng hạt. Sau khi lọc bỏ hết phần thịt của quả tánh lấy phần hạt, người trồng tiến hành ủ hạt dâu tây khoảng 5 tiếng trong điều kiện nước ấm. Tiếp theo vớt hạt ra cho vào khăn ấm ủ khoảng nửa ngày. Sau khi ủ xong thì đem hạt gieo xuống đất và phủ một lớp đất mỏng lên trên, người trồng cần tưới nước vừa đủ để giữ độ ẩm cho đất trong thời gian này. Khoảng 1 đến 2 tuần sau hạt se ra mầm và rễ. Cách trồng cây dâu tây bằng hạt được khá nhiều người lựa chọn và thành công.
Trồng cây dâu tây trong thùng xốp
Cách trồng dâu tây trong thùng xốp rất thích hợp đối với những gia đình không có nhiều diện tích đất vườn. Đầu tiên, người trồng cần lựa chọn giống dâu tây chất lượng, năng suất nhất. Tiến hành chuẩn bị đất trồng nhiều chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Tiếp theo, chuẩn bị một chiếc thùng xốp sau đó gieo hạt giống dâu tây đã được ủ mầm xuống với khoảng cách giữa các cây từ 6 đến 10 cm. Cuối cùng là sử dụng bình xịt nước để đất luôn giữ được độ ẩm nhất định.
Cây dâu tây trong chậu
Cách trồng cây dâu tây trong chậu cũng gần giống với trồng dâu tây trong thùng xốp. Người trồng tiến hành chọn giống dâu tây con khoẻ mạnh, không sâu bệnh và sinh trưởng tốt. Cuối tháng tư đầu tháng 5 là thời điểm thích hợp nhất để trồng loài cây này.
Người trồng nên lựa chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, giàu chất dinh dưỡng hoặc có thể bổ sung thêm trấu và phân để làm tăng chất dinh dưỡng cho đất. Tiếp theo, lựa chọn chậu cây có kích thước phù hợp với bầu cây con sau đó loại bỏ lớp nilon bên ngoài bầu cây rồi đặt bầu cây xuống và lấp đất lại. Cuối cùng tưới nước cho cây và đặt cây ở vị trí nhiều ánh sáng, thoáng đãng để cây phát triển khoẻ mạnh hơn.
Trồng dâu tây thuỷ canh
Cách trồng dâu tây thuỷ canh là một lựa chọn hoàn hảo đối với những gia đình đang số tại các khu chung cư hoặc nhà cao tầng không có nhiều diện tích. Đầu tiên, người trồng cần chuẩn bị giỏ thuỷ canh, giống cây dâu tây và giá thể sau đó đặt cây giống vào trong giỏ sao cho phần rễ của cây sâu xuống khoảng 4 – 5cm. Rắc thêm một ít giá thể lên bề mặt rồi tưới nước cho cây dâu tây.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng người trồng cần phải cung cấp đủ nước cho cây để kích thích mọc rễ. Khi cây đã phát triển ổn định thì đưa giỏ trồng vào hệ thống thuỷ canh đồng thời cung cấp cho dâu tây những chất dinh dưỡng cần thiết. Đây là cách trồng cây dâu tây cực đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cách chăm sóc dâu tây
Cách chăm sóc cây dâu tây trong chậu
Chế độ nước và ánh sáng
Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, nên tưới khoảng 200ml nước/ cây vào mỗi buổi sáng. Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà người trồng cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây dâu tây. Đặt cây ở vị trí ánh sáng mặt trời chiếu không quá 12h và không nên cho dâu tây tiếp xúc với ánh sáng điện. Bởi nếu tiếp xúc với ánh sáng điện, cây sinh phát triển nhanh những không cho quả.
Cắt tỉa cho dâu tây
Thường xuyên cắt tỉa lá cho cây dâu tây, chỉ để khoảng 5 đến 7 lá non. Trong trường hợp lá dâu tây bị sâu bệnh, cháy lá người trồng cần ngắt cách gốc khoảng 6cm để không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Tỉa hoa
Khi cây ra quá nhiều hoa, bạn nên tỉa bớt chỉ để lại 4 đến 5 bông hoa trên cây để cây tập trung hết chất dinh dưỡng nuôi hoa. Nếu một cây có quá nhiều hoa, chất dinh dưỡng cung cấp để cây ra quả sẽ không đủ dẫn đến tình trạng quả bé và không năng suất.
Bón phân
Lựa chọn phân bón hữu cơ, kali, phân lân,…để bón cho cây trong thời gian cây phát triển. Chia các lần bón phân định kỳ hợp lý để cây dâu tây cho trái năng suất nhất. Ngoài ra, người trồng không nên bón quá nhiều phân trong một lần bón. Nếu bón quá nhiều phân trong một lần bón sẽ dẫn tới hiện tượng cây vàng lá.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cần phải thường xuyên quan sát cây để biết được tình trạng phát triển của cây và phát hiện sâu bệnh kịp thời. Không nên sử dụng các loại thuốc hoá học có độc tố mạnh thay vào đó người trồng nên sử dụng biện pháp bôi các chất bám dính vào lá khi cây dâu tây có sâu bệnh. Hoặc sử dụng các loại thuốc sinh học để khắc phục tình trạng sâu bệnh.
Chăm sóc dâu tây khi ra hoa
Cách chăm cây dâu tây ra hoa vô cùng đơn giản, người trồng chỉ cần tưới nước bằng vòi phun sương vào mỗi buổi sáng. Đồng thời, tăng lượng phân bón bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển hoa. Ngoài ra, trong quá trình dâu tây ra hoa người trồng nên đặt cây ở nơi có đủ ánh sáng để cây phát triển tốt hơn.
Cách chăm sóc cây dâu tây bị bệnh
Các bệnh của cây dâu tây thường gặp như: bọ trĩ, bệnh phấn trắng, bệnh mốc xám,…Vậy làm thế nào để chăm sóc dâu tây bị bệnh? Tuỳ vào từng loại bệnh mà cách chăm sóc cũng có sự khác nhau, hãy tham khảo cách chăm sóc cây dâu tây ứng với một vài loại bệnh sau đây:
Đối với bệnh bọ trĩ: Đây là một trong số những bệnh trên cây dâu tây xuất hiện nhiều nhất. Người trồng nên cắt tỉa hết những lá già, tiêu huỷ những ảnh hưởng mà bọ trĩ gây ra đồng thời bón phân cho cây đầy đủ.
Đối với bệnh phấn trắng: Tạo khoảng cách giữa các cây dâu tây một cách hợp lý, ngắt những phần lá bị bệnh đem đi tiêu huỷ thật xa và bón thêm phân kali cho cây.
Đối với bệnh mốc xám: Không nên tưới nước cho dâu tây vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Luôn giữ bề mặt luống thoáng đãng, khô ráo và thu dọn những tàn dư của bệnh mốc xám đem tiêu huỷ ở một nơi xa.
Nhận xét
Đăng nhận xét