Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cách trồng và chăm sóc cây Chuối

 Cách trồng và chăm sóc cây Chuối



1. Thời vụ trồng và chăm sóc chuối lùn 

- Cây chuối lùn có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào tháng 2 âm lịch cây sẽ cho thu hoạch vào dịp Tết.

Như vậy, chuối sẽ được bán với giá cao hơn, giúp người trồng có thể tăng thêm thu nhập.

2. Chọn giống chuối lùn 

- Tiêu chuẩn cây giống: Để chuối lùn cho ra quả vào đúng dịp tết thì ở thời điểm trồng, bà con chọn những cây con có từ 6-9 lá mầm và có chiều cao khoảng 70-90cm.

- Cây con phải to khỏe, không sâu bệnh và là cây thứ 2, thứ 3 ở cây mẹ đã trổ buồng. Nếu bà con chọn cây giống ở những cây mẹ chưa trổ buồng thì khi đào cây giống lên sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây mẹ sau này.

- Sau khi đã chọn được những cây giống đạt tiêu chuẩn, đào toàn bộ củ và rễ của cây lên. Sau khi đào xong, ta tiến hành cắt hết rễ, mầm và lá cho cây con (chỉ để 1 lá ngọn trên cây) trước khi đem trồng. Điều này giúp cây không bị tiêu hao nước, dinh dưỡng, đồng thời khi cây chỉ có 1 lá thì giúp cây không bị đổ khi gặp gió to.

- Sau khi cắt xử lý cây giống xong, bà con đưa cây vào chỗ ram mát trong 1-2 ngày để cây liền vết thương trước khi đem trồng.

3. Làm hố và trồng cây chuối lùn 

- Đất trồng:

Bà con chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa hoặc những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi để trồng chuối lùn. Vì với những vùng đất thấp, ngập nước, cây dễ bị thối rễ.

- Đào hố:

+ Tùy từng loại đất mà hố trồng có kích thước khác nhau. Với đất đồi cao, hố vuông có chiều rộng 1,3-1,5m, sâu 50cm. Với đất đồi thấp, đất thịt nhẹ, hố vuông có chiều rộng 80cm, sâu 30cm.

+ Với những vùng đất cao, đào hố rộng hơn những vùng đất khác giúp cây có thể nhận đủ chất dinh dưỡng trong đất để phát triển tốt.

- Mật độ trồng:

2-2,5m x 2,5 - 3m

- Trồng cây:

+ Dùng cuốc, xẻng lấp đất vào hố, lượng đất dày khoảng 30cm. Sau khi lấp đất xong ta dùng cuốc moi 1 hốc ở giữa rộng khoảng 30cm để đặt cây chuối con vào.

+ Bà con chú ý đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Tiếp theo ta lấp đất kín gốc cây, vừa lấp vừa giậm nhẹ để cây im gốc.

- Bón lót:

+ Sau khi lấp đất xong, ta tiến hành bón lót cho chuối lùn. Với mỗi gốc chuối, bón khoảng 1 sảo phân ủ mục và 200-300g phân tổng hợp.

- Cách bón:

+ Đào 1 rãnh vòng quanh, cách gốc cây 20-3cm để rắc phân vào. Sau khi bón xong, dùng cuốc lấp đất kín phân. Như vậy, phân sẽ không bị phân hủy khi gặp ánh sáng mặt trời, lượng dinh dưỡng trong phân sẽ được đảm bảo một cách tốt nhất.

+ Tiếp theo, dùng rơm rạ phủ kín bề mặt hố nhằm giữ độ ẩm cho đất đồng thơi khi rơm mục sẽ tạo một lượng phân hữu cơ trong đất. Cuối cùng ta tưới nước xung quanh gốc cây.

4. Chăm sóc cây chuối lùn 

- Để mầm cây:

+ Khi trồng chuối lùn chỉ nên để 1 cây mầm duy nhất. Do vậy bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, nếu thấy xuất hiệnmầm mới, nên dùng dao cắt bỏ để tránh phân tán chất dinh dưỡng nuôi cây.

- Cách cắt:

+ Cắt sát gốc sau đó dùng mũi dao nhọn đâm thẳng xuống để diệt mầm đó đi. Không nên đào gốc mầm lên vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mẹ.

+ Từ khoảng tháng 8, tháng 9 trở đi, ta mới bắt đầu để mầm làm cây giống cho năm sau.

- Cắt bỏ lá già, khô:

+ Trong quá trình cây sinh trưởng và phát triển sẽ xuất hiện những lá đã già và khô và gãy bám ở thân cây, đây là một trong số những nguyên nhân gây sâu bệnh cho cây. Bà con phải thường xuyên chú ý, nếu thấy có lá khô, lá vàng, ba con dùng dao cắt bỏ.

+ Bẻ bắp, tỉa quả: Sau khi cây trổ hoa và ra được khoảng 13 nải trên 1 buồng, bà con tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Dưới đáy buồng là hoa đực hay còn gọi là bắp chuối. Lúc này, hoa đực đã hết tác dụng, vì vậy ta nên cắt bỏ đi.

+ Ngoài ra đáy buồng thường xuất hiện nải kẹ, quả nhỏ không phát triển, cũng nên cắt bỏ để không làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của buồng. Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này.

+ Làm cây chống buồng: Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, ta phải làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.

Cách làm:

- Chọn 2 cột tre hoặc gỗ chắc khỏe, dùng dây thép buộc chéo với nhau để làm cây chống buồng. Tiếp theo bà con đưa cây chống dựng vào chỗ tiếp xúc giữa thân và đầu buống chuối. Sau đó buộc 1 thanh gỗ nằm ngang 2 cột chống để cột cố định hơn.

- Cuối cùng, dùng dây buộc cuống buồng vào thanh gỗ. Như vậy, buồng chuối sẽ được giữ chắc và không bị gãy khi quá nặng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d