- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
CÁCH TRỒNG CHĂM SÓC CÂY CAM HIỆU QUẢ

Kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam không khó vì đây là loại cây trồng không kén đất. Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quýt (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
1.Đặc điểm sinh thái để trồng chăm sóc cây cam
Cây cam có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng vườn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nước tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng. Vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ.
Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lượng mùn cao, cao ráo, thoát nước. Mực nước ngầm dưới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nước ngầm cao, ít thoát nước thì phải có hệ thống thoát nước tốt, lên liếp để trồng.
Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m, tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tưởng nhất thích hợp để trồng cây cam.
Nhiệt độ thích hợp là 18-35 độ C. Ánh sáng là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với cây cam. Nó quyết định chất lượng quả cam ngọt, giòn và thơm.
Độ pH của đất là từ 5– 6.5.
Ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%.
Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/ năm.
Trong mùa nắng, cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3g/lít.
2. Lựa chọn giống cam để trồng
Chọn cây giống có chiều cao trên 30cm khỏe mạnh, lá xanh, cứng cáp. không sâu bệnh hại. Cây giống cam có 2 loại chính: loại chiết cành và loại ghép (không dùng hạt làm giống). Đối với giống chiết cành có ưu điểm là cây mau ra quả nhưng tuổi thọ của cây kém, bộ rễ không khỏe. Đối với cây ghép có ưu điểm là bộ rễ khỏe hơn, cây sẽ khỏe hơn, cứng cáp hơn, tuổi thọ lâu hơn.
3. Mật độ và thời vụ thích hợp để trồng chăm sóc cây cam
Mật độ trồng cây cam thích hợp đối với cây ghép là 500 cây/ha. Khoảng cách trồng cây là 4m x 4,5m. Đối với loại cam chiết ghép mật độ trồng cây phù hợp là 1000 cây/ha, và khoảng cách trồng là 3mx3m.
Thời vụ trồng cây cam thích hợp nhất là trồng vào Mùa Xuân từ tháng hai đến tháng tư và mùa Thu là từ tháng tám đến tháng mười.
4. Làm đất, bón lót và trồng cây
Làm sạch cỏ. Trước khi cày bừa đất cần rắc vôi
Làm mô trồng cây cam bằng cách sử dụng đất ao phơi khô. Mỗi mô có kích thước rộng x cao 55cm x 30cm. Giữa mô có bón thêm 100g phân lân + 8kg phân chuồng ủ mục giúp cây nhanh phát triển bộ rễ.
Vét một hố nhỏ giữa mô. Đặt bầu cây đã xé túi bầu vào hố (tránh trồng cây giống tiếp xúc với phân), lắp đất lại cao hơn mặt bầu khoảng 3-5cm, nén chặt đất.
Nên tỉa bớt lá trên cây giống. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán
Tủ rơm hoặc chấu đã ải xung quanh gốc cây. Khi phủ rơm không được phủ kín gốc cây.
Cắm cọc cho cây giúp cây đứng vững không bị đổ khi gặp mưa bão. Tưới nước cho cây cam.
Cần chú ý: Nên trồng cam vào khoảng 18 giờ mỗi ngày. Vì lúc này trời mát có lợi cho sự phát triển của cây.
5. Chăm sóc cây cam sau trồng
5.1 Tưới nước cho cây cam
Cần tưới nước thường xuyên để cây cam sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với các tỉnh miền núi thời tiết thường khô hạn, cần tưới nước cho cây cam để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất
Áp dụng phương pháp tưới thẩm thấu hoặc tưới phun mưa. Nếu chủ động được về lượng nước tưới cho cây thì tháo nước vào các rãnh nông. Tiếp đó để cho nước ngấm vào cây một ngày thì tháo nước cạn đi. Đây là phương pháp tốt nhất.
5.2 Tỉa cành cho cây cam
Khi cây ra nhiều cành cần phải cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh hại. Việc làm này giúp tạo tán cho cây để cây thông thoáng. Cây sẽ phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Việc tỉa cành cần phải làm mỗi năm sau mỗi vụ thu hái quả. Vào thời kì cam ra nụ, quả non cần phải loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp. Chỉ để lại những quả trên cành đối xứng nhau. Bởi cam là loại cây trồng ra rất nhiều hoa mỗi vụ mà tỉ lệ đậu quả thường không cao. Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng. Cần mua các chất điều hòa sinh trưởng này ở những cửa hàng uy tín.
Cắt tỉa những lá cam già và yếu:
Cần chú ý tỉa cành, tỉa lá cho cây thường. Cắt tỉa lá già, lá yếu và các lá bị bệnh nhằm mục đích làm cho sâu bệnh hại cây không có chỗ sinh sôi nảy nở. Không tốn thêm chất dinh dưỡng nuôi các lá bị sâu bệnh, các lá già yếu sắp hỏng. Cần thực hiện cắt bỏ những cành Cam sum xuê xung quanh gốc, những cành cây khô già và cành nhỏ, yếu. Mục đích để tạo độ thông thoáng giúp cây nhận được ánh sáng. Lượng chất dinh dưỡng tối đa để đạt được năng suất tốt nhất.
5.3 Tỉa hoa cho cây cam
Phương pháp làm giảm thời gian cho cây Cam ra hoa và nhanh đậu quả: Đây là phương pháp giúp thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch ngắn. Không tốn nhiều thời gian chăm sóc cho cây. Cần hạn chế tưới nước cho cây. Cắt bỏ toàn bộ các lá nhỏ bé, già yếu, các chồi vượt, cành già, cành nhỏ đã mọc trong các tán cây. Cần thường xuyên chú ý khi thấy hiện tượng cây bắt đầu ra những nụ hoa bé xíu thì thực hiện tưới nước liên tục 2 ngày liền. Đảm bảo trong hai ngày này cây đạt dộ ẩm tối đa. Khi Cam đã đậu quả với kích thước bằng đầu đũa cần cung cấp thêm phân NPK với liều lượng 0,5kg/cây cho cây giúp quả nhanh lớn.
6. Bón phân trong quá trình trồng chăm sóc cây cam
Cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây cam bằng cách bón phân suốt thời kì trồng cây. Nhất là khi cây đậu hoa và quả.Lượng phân bón tùy thuộc vào giống, khí hậu, đất trồng để bón sao cho phù hợp.
Các giai đoạn bón phân cho cây cam:
Khi cây cam từ một đến ba tuổi cần bón cho cây 200gram DAP và 300 gram NPK 27-12-06.
Khi cây cam từ bốn đến sáu tuổi cần bón cho cây 500gram DAP và 700gram NPK 20-08-20. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi bón phân cho cây từ một đến ba tuổi.
Khi cây cam từ bảy đến chín tuổi cần bón cho cây 750gram DAP và 1kg NPK 20-08-20. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bố lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi
Khi cây từ mười tuổi cần bón cho cây 1 kg DAP và 1,5kg NPK 20-08-20. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi và bảy đến chín tuổi.
Nhận xét
Đăng nhận xét