Cách chăm sóc cây đinh lăng trồng xen trong vườn hồ tiêu (P2)
1. Khi
chăm sóc đinh lăng trong vườn hồ tiêu cần chú ý những gì?
- Quá trình chăm sóc cây đinh lăng trồng
xen trong vườn hồ tiêu cần chú ý, cây đinh lăng cũng giống nhiều loại cây trồng
khác, cũng cần bón đúng thời điểm, bốn đúng hàm lượng và nguyên tố mà cây cần
trong từng thời kỳ khai thác. Bên cạnh việc bổ sung các loại phân bón hóa học
với đầy đủ các yếu tố, đạm, lân, kali thì việc áp dụng giải pháp sinh học cho
hồ tiêu và đinh lăng cần được ưu tiên vì cả hai đối tượng cây trồng này đều rất
nhạy cảm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do vậy khi đã trồng thì phải xem
diện tích nào có hiệu quả để tăng cường đầu tư kinh tế, diện tích nào cảm thấy
không hiệu quả có thể có biện pháp thanh lý để chuyển đổi cho phù hợp, tránh
gây tổn thất về kinh tế khi phải chăm sóc đầu tư cho các loại cây trong vườn.
2. Bón
phân cho đinh lăng cần chú ý đến những điều gì?
- Khi bón cho đinh lăng thì chúng ta chú ý
cái thời điểm nào chúng ta lấy lá thì bón theo công thức NPK 2:1:1 để cung cấp
nuôi lá, thời gian không lấy lá thì bón cân đối kali cao để đẩy tích lũy, có
như vậy cái tuần tự giữa lấy lá và phát triển củ thì sau một chu kỳ canh tác
cay đinh lăng mới hiệu quả.
- Thời điểm hồ tiêu đang bươc vào gai đoạn
ra hoa, phân hóa mầm hoa nếu việc bố trí hai loại cây trồng không hợp lý về mật
độ và khoảng cách thì việc hấp thu dinh dưỡng quá thừa hoặc quá thiếu đều ảnh
hưởng đến cả hai loại cây trồng chính và cây trồng xen.
- Nếu đưa một lượng lớn cây đinh lăng vào
vườn hồ tiêu thì việc thúc đinh lăng ra lá để lấy lá thì gây rối loạn cơ chế ra
hoa của cây hồ tiêu rất nặng nên nó sẽ ảnh hưởng xấu. Cần có chế độ bón phân
cân đối, trồng cây đinh lăng phải có khoảng cách hợp lý để không ảnh hưởng đến
rễ cây hồ tiêu, bón phân cân đối làm sao để bảo đảm lượng phân bón cây đinh
lăng di sang cây hồ tiêu thì nó cũng sẽ cân bằng với lượng bón cho cây hồ tiêu.
- Mặt khác cả hai cây đều có
sinh khối không hề nhỏ thì việc phun phân bón trung vi lượng qua
lá thì giúp cho cả hai cây phát triển tốt hơn, ít sinh ra các bệnh về lá.
3. Cách phòng trừ
sâu bệnh hại trên cây đinh lăng như thế nào?
- Ngoài việc chăm sóc và bón phân hợp lý
cho cây thì việc phòng chống sâu bệnh hại là rất quan trọng. Nếu không có các
biện pháp kỹ thuật vào xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát
triển của cây trồng và năng suất, hiệu quả kinh tế sau này. Đối với cây đinh
lăng và cây hồ tiêu đều bị bệnh thối rễ là căn bệnh rất đáng lo ngại, bệnh này
do tuyến trùng và nấm gây ra cho nên cần hết sức quan tâm theo dõi nếu xảy ra
hiện tượng vàng lá, nhũn rễ thì cần phải xử lý và xử lý đồng thời cả cây đinh lăng
và cây hồ tiêu để tránh tình trạng đối tượng sẽ nhiễm chéo.
- Trong những năm gần đây hồ tiêu là những
cây trồng phát triển rất nhanh về diện tích, bên cạnh việc trồn hồ tiêu nhiều
nông hộ đưa vào vườn hồ tiêu một số cây trồng để xen canh trong đó có cây đinh
lăng, nhằm tạo sự đa dạng trong vườn cây, đem lại giá trị thảm phủ và giá trị
kinh tế rải vụ cho nông hộ.
- Nhưng nếu đưa giống đinh lăng không sạch
bệnh, không sạch tuyến trùng về trồng trong vườn tiêu sẽ gây ra tình trạng bội
nhiễm tuyến trùng, bội nhiễm nấm, gây chết nhanh chế chậm trên vườn hồ tiêu dân
đến cả hai cây trồng đêu không đem lại giá trị kinh tế. Do vậy cần nắm bắt kỹ
huật canh tác, đặc tính từng loại cây trồng cũng như đầu ra cho sản phẩm để
việc ra dạng hóa cây trồng dem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhận xét
Đăng nhận xét