Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Giải nghĩa các loại phân bón cần cho cây sinh trưởng

 

Giải nghĩa các loại phân bón cần cho cây sinh trưởng


Phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cảnh đều do phân bón cung cấp. Các chất dinh dưỡng duy trì sinh trưởng của cây gồm 10 nguyên tố sau: H (hydro), O (oxy), N (nitơ), C (carbon), S (lưu huỳnh), P (photpho), K (kali), Ca (canxi), Fe (sắt), Mg (magiê), trong đó N, P, K có nhu cầu lớn nhất. Ngoài ra, cây còn cần một số nguyên tố vi lượng như: Zn (kẽm), Cu (đồng), B (bo). Những nguyên tố đó thường có trong phân bổn và đất. Phân bón thường được chia ra phân hữu cơ và phân vô cơ. Mục đích của bón phân là bổ sung các dinh dưỡng mà đất trồng còn thiếu, để đáp ứng kịp thời nhu cầụ về dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cảnh.

Đặc điểm của phân hữu cơ là có tác dụng lâu, đủ các chất dinh dưỡng, có tác dụng tái tạo đất. Nhưng trước khi dùng, phải thông qua xử lý lên men cho đến khi mất mùi thối mới dùng. Phân vô cơ là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ đá thiên nhiên. Hiệu quả của phân vô cơ nhanh, nhưng nếu bón đơn thuần thì không bền.

Phân vô cơ có 3 loại chính là phân đạm (chứa nitơ), phân lân (chứa photpho) và phân kali (chứa kali). Phân đạm cần cho cành lá, phân lần cần cho quả, phân kali cần cho hoa. 

1. Phân đạm

Phân đạm còn gọị là phần bón lá. Phân đạm cần cho sự phát triển của cành lá. Nó có thể giúp cho thực vật sinh trưởng nhanh chóng, cành lá tươi tốt, màu sắc lá xanh đậm. Với loại cây cảnh thưởng thức lá, trong giai đoạn cây còn bé, nên bón phân đạm là chủ yếu. Trước giai đoạn sinh trưởng, tức là giai đoạn dinh dưỡng, thì không thể thiếu phân đạm. Thông thường, bón đạm cho cây trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến đầu mùa hè. Nếu kết thúc giai đoạn sinh trưởng mà vẫn tiếp tục bón đạm, thì cây khó thành thục, ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết trái, hơn nữa cành lá yếu ớt, dễ bị sâu bệnh. Vì thế, trước khi cây bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, thì nên dừng bón phần đạm, phân u-rê, phân ammonium sulfate đều là phân đạm.

Căn cứ vào gốc chứa đạm mà phân thành hai loại, loại phân đạm có gốc amôn gọi tắt là phân amôn và loại phân đạm chứa gốc nitrat gọi là phân nitrat. Các loại phân đạm ở dạng các hợp chất hữu cơ như Urê, foocmanđêhyt urê và canxi xianamit có chứa NH2 (amin) tuy là chất hữu cơ nhưng dễ tan, dễ phân hủy thành amôn, cây dễ sử dụng không khác gì các loại phân vô cơ khác, lại được sản xuất từ công nghệ hóa học nên được xem là phân vô cơ (mặc dầu đó là các chất hữu cơ) và xếp vào nhóm phân amôn.

Lưu ý: Tất cả các loài cây trước lúc ra hoa đều phải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa. Đó là sự biến đổi căn bản của cây từ sinh trưởng dinh dưỡng (ra lá, ra cành) sang sinh trưởng sinh sản (ra nụ, ra hoa, đậu quả và kết hạt). Mắt thường chúng ta không nhận biết được quá trình phân hóa mầm hoa bên trong của cây, mà phải dùng phương pháp gián tiếp hay phương pháp giải phẫu mới thấy được. Đây là một thời kỳ hết sức quan trọng đối với cây.

2. Phân lân

Phân lân còn gọi là phân bón quả. Nó có thể thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra nụ, khiến cho hoa có màu sắc rực rỡ, hương thơm, quả to có nhiều thịt, ngoài ra còn thúc đẩy cây sinh trưởng khỏe mạnh. Trong giai đoạn sinh trưởng sinh sản của cây, bón phân lân là tốt nhất. Vì thế, trước khi cây cảnh ra hoa, sau khi đậu quả, có thể bón nhiều phân lân. Khả năng hấp thụ của cây đối với phân lân thường có hạn, hơn nữa thực vật có khả năng tích trữ photpho trong cơ thể, vì thế, phân lân thường dùng để bón lót. Tricanxi photphat và Mono potassium phosphate đều là phân lân.

Một số loại phân lân phổ biến

Nhóm lân tự nhiên

Là loại lân có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên mà không qua chế biến nào cả. Tồn tại chủ yếu là các loại phân photphat như Apatit, Photphorit. Apatit chứa khoảng 30 – 40% hàm lượng lân và được cho là quặng chứa lân tự nhiên cao nhất. Apatit thường dùng để bón cho các loại đất nghèo lân ở mức cao. Photphorit thì chứa ít hàm lượng lân hơn, chỉ khoảng 8 – 12%. Loại này có dạng bột, khá khô, thích hợp cho đất phèn, chua, đặc biệt là cây họ Đậu.

Ngoài ra, phân lân tự nhiên còn chứa thêm các chất hữu cơ từ quá trình phân giải xác động vật trong các hang, động tích tụ theo thời gian cũng góp phần làm tăng thêm độ dinh dưỡng của lân. Tuy nhiên lân tự nhiên thường dùng để bón lót sớm cho cây vì cây không dễ dàng hấp thụ được ngay.

Nhóm lân chế biến

Hiện nay nhiều người lựa chọn loại lân công nghiệp là vì có hàm lượng lân cao hơn so với lân tự nhiên, có thể theo dõi tình hình cây trồng mà sử dụng thích hợp. Phân lân chế biến được chia làm hai loại phổ biến là lân nung chảy và supephotphat.

Phân lân nung chảy

Thành phần chính là Ca3(PO4)2, được sản xuất trong điều kiện nung quặng photphat ở nhiệt độ cao. Lân nung chảy thường có màu sắc trắng xám, xanh xám. Loại lân này thích hợp bón cho đất chua vì có tính kiềm sẽ trung hòa được môi trường đất. Vùng đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi núi miền Trung hay đất bạc màu cũng sử dụng được. Hiệu quả phân lân nung chảy tỉ lệ thuận với đất càng chua, càng phèn.

Nếu cần bổ sung cho cây thì nên phối hợp lân nung chảy hoặc vôi để làm dịu tính chua của đất. Không nắm được tính chất này sẽ gặp phải nhiều rủi ro nếu không may bón quá nhiều trên vùng đất chua, đất phèn có thể gây ảnh hưởng đến cây trồng và môi trường xung quanh. Supephotphat có tính dễ tan nên có thể bón thúc cho cây, kết hợp với phân chuồng ủ hay phân trùn quế giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

Một số biểu hiện khi thấy thiếu phân, thừa lân

Biểu hiện của cây khi thiếu phân lân

Thiếu lân sẽ làm chậm quá trình ra hoa ở cây, tỷ lệ thụ quả cũng ít hơn và quả thường không có chất lượng tốt. Các quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng bị kém hiệu suất, khó tổng hợp được protein cần thiết cho cây.

Bón thiếu lân bộ rễ kém phát triển, quá trình quang hợp và hô hấp cũng bị hạn chế. Cây sẽ giảm khả năng chống đổ ngã và chống lại sự tác động của thời tiết bất lợi. Điều này dẫn tới việc cây dễ bệnh và cho cây năng suất không đạt.

Biểu hiện khi cây thừa phân lân

Dấu hiệu thừa lân thường ít biểu hiện ra bên ngoài. Một số triệu chứng đi kèm thường là quả chín sớm hơn, gây ức chế sinh trưởng. Vì thế khi cung cấp phân lân cho cây trồng cần chú ý sử dụng với lượng vừa phải. Kết hợp thêm với các loại phân hữu cơ khác để tránh được hiện tượng thừa lân không mong muốn.

3. Phân Kali

Phân kali còn được gọi là phân bón rễ. Nó giúp cho rễ, thân cây sinh trưởng mạnh, khiến cây không dễ bị đổ. Ngoài ra, còn tăng cường khả năng chống sâu bệnh và khả năng chịu rét cho cây. Loại phân này không thể thiếu khi cây ở giai đoạn trước sinh trưởng sinh sản. Vào thời kỳ cây còn non, thời kỳ cây đâm chồi mọc cảnh hoặc sau khi cây con được trồng vào chậu, có thể bón nhiều phân kali. Sau giai đoạn sinh trưởng sinh sản, phân kali có tác dụng trợ giúp cho quá trình quang hợp ở cây, có tác dụng quan trọng trong việc hình thành nên carbohydrate. Đặc biệt tác dụng này rõ thấy nhất là đối với các loại cây cảnh rễ củ, cần phải tích trữ một lượng lớn carbohydrate. Đối với loại cây cảnh trồng trong nhà, vì thiếu ánh sáng nên quang hợp yếu thì có thể bón nhiều phân kali. Phân kali có một ưu điểm là cây không bị cháy phân do bón quá liều lượng. Tro bếp, Kali Clorua và Kali sulfat đều là phân kali.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c