Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Giá thể trồng lan: Gỗ lũa – Những bước cơ bản ghép lan với gỗ lũa

 

Giá thể trồng lan: Gỗ lũa – Những bước cơ bản ghép lan với gỗ lũa

ghép lan với Gỗ lũa

Gỗ lũa là gì?

Trong tự nhiên, lũ lụt, gió lớn,..khiến cây hoặc một phần của cây trôi dạt vào đại dương. Các hoạt động của con người như khai thác gỗ, đắm tàu cũng góp một phần gỗ tàn vào đại dương. Khi trôi dạt, lũa là nơi trú ẩn và thức ăn cho cá và các loài thủy sinh khác. Các vi sinh vật trong đại dương phân hủy lũa và dần dần biến nó thành chất dinh dưỡng đưa vào lưới thức ăn. Nhờ tác động của gió, thủy triều hoặc sóng, gỗ lũa lại một lại lần nữa trôi dạt vào bờ. Tại đây, lũa tiếp tục là nguồn thức ăn và nơi cư trú của chim và một số sinh vật sống gần bờ. Dưới bàn tay con người, gỗ lũa được nhặt lại để trồng lan, tái tạo thủy cảnh, bể cá.

Sự bào mòn của mưa gió, sóng vỗ, khiến lũa không còn hình dạng ban đầu. Vì thế, mỗi khúc gỗ lũa là độc nhất vô nhị, chứa đựng một bí ẩn về nguồn gốc. Điều đó giúp cho mỗi sản phẩm từ gỗ lũa là một tác phẩm nghệ thuật vô giá.

Ưu điểm của gỗ lũa khi sử dụng làm giá thể cho lan

Rất bền

Có thể nói, gỗ lũa loại vật liệu đã được phân hủy trong đại dương đến không thể phân hủy được nữa mới được thu hoạch. Vì thế, gỗ lũa rất bền, bạn có thể sử dụng gỗ lũa từ 5-10 năm làm giá thể trồng.

Ít mầm bệnh

Hầu hết các loại nấm trắng, nấm hạt cải, ốc gây bệnh cho lan không thể sinh trưởng trên gỗ lũa.

Ít đọng nước

Gỗ lũa ít giữ nước và muối, là điều kiện rất tốt để lan phát triển, không bị thối nhũn.

Tính mĩ thuật cao

Mỗi tác phẩm gỗ lũa là một hình thái riêng biệt. Mỗi giò lan gỗ lũa là một đại diện cho sự duy mĩ của chủ nhân.

Một số loại lan có xu hướng mọc rễ ra ngoài (Aerial Orchids) và không thích bị sự thay chậu hoặc giá thể trồng thường rất thích môi trường như gỗ lũa. Ví dụ: Rhyn. gigantea, Aerides mutiflora, Strap Leaved Vanda, Vanda pumila, Rhyn. coelistic Reichb, Ascocentrum miniatum v.v … Thực tế, có những rễ Phong lan như thế sống hàng chục năm hoặc hơn.

Gỗ lũa cũng có những nhược điểm

Rất nặng

Gỗ lũa rất nặng, nếu bạn muốn treo nó trên giàn hoa, bạn phải đảm bảo giàn hoa phong lan của bạn đủ chắc chắn để nhiều lũa có thể bám vào.

Giữ ẩm kém

Lan gắn trên lũa sẽ không bị thối rễ, nhưng rễ lan dễ bị khô vì mất nước. Vì vậy bạn phải phun nước Cây lan gắn trên lũa nhiều hơn các giá thể trồng khác.

Giữ chất dinh dưỡng kém

Tỷ lệ hấp thụ chất dinh dưỡng Hoa lan trên gỗ lũa nhỏ hơn so với các giá thể trồng khác. Ví dụ: với giá thể trồng lan như cây dương xỉ hoặc vỏ thông bạn bón với liều lượng NPK là 15 gam, như vậy bạn phải tăng liều lượng khi bón cho giò lan trồng lũa khoảng 20-25 gam.

Hướng dẫn ghép lan vào gỗ lũa

Xử lý gỗ lũa trước khi ghép Lan

Các bước xử lý lũa trước khi gắn Phong lan

Bước 1: Làm sạch hết rêu và vỏ cây để diệt côn trùng còn ẩn nấp dưới vỏ cây. 

Bước 2: Ngâm lũa vào nước để lũa ra hết muối. Bạn nên ngâm lũa trong 4-5 ngày. Nếu lũa quá to không thể ngâm được, bạn có thể xả nhiều nước và đắp vải ướt lên trên.

Bước 3: Ngâm Gỗ lũa vào nước vôi trong ít nhất 30 phút hoặc Physan 20.

Bước 4: Làm lỗ để treo lũa

Bạn nên chọn vị trí để khoan lỗ treo trước khi ghép lan. Việc khoan sau khi ghép có thể gặp khó khắn khi bị vướng bởi thân và lá cây. Bạn còn có thể chủ động lựa chọn vị trí ghép, hướng treo phù hợp để đón nắng cho cây.

Tiến hành xử lý rễ lan và ghép lan vào gỗ lũa

Bước 1: Xử lý rễ lan

Đối với lan mới mua về, nhẹ nhàng tách cây khỏi giá thể cũ. Cắt tỉa toàn bộ rễ già khô hoặc rễ hư. Bạn phải cắt tất cả các rễ bị hư hỏng để tránh bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn. Việc cắt tỉa cần đảm bảo được thực hiện bởi kéo, kiềm sắt và khử trùng để vết thương nhanh lành và không bị mầm bệnh tấn công.

Ngâm rễ trong Hỗn hợp 1cc Physan 20 và 1 lít nước khoảng 15-20 phút. Sử dụng Physan 20 để ngăn ngừa nấm và vi khuẩn tấn công phong lan

Mẹo: Physan 20 có thể được thay thế bằng Nano bạc hoặc Benoka

Ngâm trong hỗn hợp 1cc Vitamin B1, 0,5cc Atonik và 5g Ridomil Gold trong 1 lít nước khoảng 1-2 giờ. Nó giúp kích thích rễ và mầm lan nảy mầm. Nhưng bạn chỉ ngâm rễ Lan và thân già, không ngâm nụ và mầm. Để cây nơi khô ráo, thoáng mát trước khi tiến hành ghép.

Bước 2: Làm “tã” cho lan

Lót thêm lớp dớn trắng (Sphagnum moss) vào giữa rễ và gỗ lũa. Quấn thêm một vài vòng dớn quanh các rễ xung quanh để cung cấp độ ẩm.

Lưu ý: không quấn dớn quá chặt . Rễ có thể bị úng hoặc không nảy mầm được do độ ẩm quá cao

Bước 3: Cố định rễ cây vào gỗ lũa bằng dây ni lông hoặc dây xiết bằng nhựa

Cần buộc chắc, kết hợp với dớn trắng để cố định rễ cây. Mặc dù một miếng gỗ lũa to cho phép ghép nhiều gốc lan. Không nên ghép quá nhiều gốc lan trên cùng một miếng lũa. Hãy nghĩ đến mật độ của Lan khi Lan trưởng thành và nở hoa để có thể gắn với mật độ phù hợp. Đừng cắm mật độ dày quá, các cây sẽ chen chúc nhau để tranh giành không gian phát triển. Điều đó còn ảnh hưởng đến chất lượng hoa khi các cây cùng vào mùa ra hoa

Chăm sóc Lan sau khi ghép.

Khi vừa mới ghép, bạn chưa cần phải tưới nước ngay cho lan. Chờ khoảng một vài ngày để rễ lan thích nghi với môi trường mới và hồi phục các vết cắt. Trong thời gian này, nên đặt Lan ở chỗ mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Sau khi Lan ra rễ dài khoảng 3 – 5cm, bạn có thể dùng phân bón có kiểm soát để kích thích ra rễ và phát triển.

Bạn nên sử dụng phân bón có nồng độ Nitơ cao để tăng khả năng nảy mầm của rễ và lá Lan. Bón phân NPK 30-10-10 và Vitamin B1 hoặc Root Plex 1 lần 1 tuần hoặc 10 ngày. Việc bón phân giúp cung cấp chất dinh dưỡng để lan phát triển rễ và các mầm lan mới.

Mẹo: Cần lưu ý không để phân bón tiếp xúc trực tiếp với rễ Phong lan. Nó có thể làm cho rễ bị cháy do nồng độ axit trong phân bón.

Sau 2 tháng khi rễ đã dần ổn định, bạn có thể dùng NPK 20-20-20 + TE kết hợp vitamin B1 và ​​Atonik hoặc Dekamon.

Ngoài gỗ lũa hay các giá thể đơn lập hoặc tự phối trộn trồng lan khác, một khuyến nghị tiện dụng cho trồng lan nhà phố, bạn có thể sử dụng các loại giá thể trồng lan trộn sẵn đạt chất lượng cao trên thị trường để tối đa hóa thời gian và chi phí cũng như đem lại kết quả tốt nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n