Chuyển đến nội dung chính

Hoa sen trong ẩm thực

  Hoa sen được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của nhiều quốc gia châu Á. Các phần khác nhau của hoa sen, bao gồm hạt sen, cánh sen và cuống sen, đều được sử dụng để tạo ra các món ăn ngon và độc đáo. Dưới đây là một số ví dụ về cách hoa sen được sử dụng trong ẩm thực: Chè sen: Chè sen là một món tráng miệng phổ biến trong nhiều nền ẩm thực châu Á. Nó được làm từ hạt sen và nước cốt dừa, thường được thêm vào đường, sữa đặc hoặc các thành phần khác để tạo ra một món chè ngọt mát. Salad sen: Hạt sen cũng có thể được sử dụng để làm một món salad tươi ngon. Hạt sen thường được chế biến tươi hoặc sấy khô và được kết hợp với các loại rau, rau sống, hạt, gia vị và nước sốt để tạo ra một món salad phong cách độc đáo. Món chiên: Hạt sen cũng có thể được chiên và làm món ăn giòn rụm. Chúng có thể được chiên với một lớp bột hoặc chiên chung với các thành phần khác như tôm, thịt hoặc rau củ. Món bánh: Hạt sen cũng thường được sử dụng làm thành phần trong các loại bánh như bánh sen, bánh trôi, bánh

Cách xử lý đá perlite khi mới mua về

 

Đá perlite khi mới mua về có cần xử lý thêm không?

Xử lý đá perlite khi mới mua về

Từ xa xưa ông bà ta đã tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như xơ dừa, tro trấu… để làm giá thể trồng cây. Ngày nay có nhiều loại giá thể mới ra đời với nhiều tính năng vượt trội. Trong đó phải kể đến đá Perlite trồng cây được các nhà vườn yêu thích. Ở các nước phát triển như Mỹ thì đá Perlite đã được sử dụng từ lâu và rất phổ biến, được đánh giá là một trong những loại giá thể tốt nhất. Nếu bạn lần đầu sử dụng loại giá thể này thì phải biết được cách sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Việc đầu tiên cần làm sau khi mua đá Perlite về đó chính là xử lý. Vậy cách làm như thế nào? Hãy đọc bài viết để biết cách xử lý đá Perlite khi mới mua về và sau khi sử dụng nhé!

Tìm hiểu sơ lược về đá Perlite

Xử lý đá perlite khi mới mua về - tìm hiểu đá Perlite

Đá Perlite là một trong những loại giá thể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Với tên gọi khác là đá trân châu, đá Perlite trân châu, chúng là một loại thủy tinh núi lửa vô định hình có hàm lượng nước cao và được hình thành do sự hydrat hóa của obsidian. Sản phẩm đá Perlite được tạo ra bằng cách khai thác các quặng Perlite. Sau đó được nghiền nhỏ, nung nóng ở nhiệt độ 900°c. Sau khi nung nóng, thể tích của đá Perlite tăng lên. Vì vậy mà quá trình sản xuất đá Perlite còn được gọi là “rang bỏng ngô”.

Đặc điểm hình thái của đá Perlite cũng khá là đặc biệt. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng là những hạt nhỏ màu trắng trông giống như quả bóng xốp. Đá Perlite được sử dụng phổ biến trong trồng trọt để làm giá thể, rải lên bề mặt đất, chiết cành… Loại đá này nhỏ nhưng mà có võ, có khả năng thoát nước và thoáng khí rất tuyệt vời. Không chỉ ứng dụng để trộn với đất làm giá thể trồng cây mà còn được sử dụng trong mô hình trồng cây thủy canh.

Mua đá Perlite ở đâu tốt nhất?

Hiện nay đá Perlite trân châu được bán phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn mua đá Perlite từ thương hiệu uy tín để sản phẩm đảm bảo chất lượng, đá nguyên hạt, ít bụi, ít vỡ vụn. Bạn có thể tham khảo thương hiệu: Đá trân châu Namix với đặc tính sạch sẽ, thoát nước tốt và có thể tái sử dụng lâu dài là lựa chọn tốt nhất cho cây trồng nhà bạn

Cách xử lý đá Perlite khi mới mua về

Cách xử lý đá Perlite khi mới mua về

Căn bản thì đá Perlite khi được sản xuất thì đã được xử lý vô trùng nên rất an toàn. Tuy nhiên khi mới mua về thì đá trân châu có khá nhiều bụi. Vì vậy ta nên xử lý bằng cách rửa 1 — 2 lần nước cho sạch rồi mới đem đi trồng cây.

Cách xử lý đá Perlite sau khi đã sử dụng

Xử lý đá Perlite cũ để tái sử dụng là một giải pháp để tiết kiệm chi phí. Đá trân châu với ưu điểm bền, có thể tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm được kha khá chi phí cho người sử dụng. Để tái sử dụng đá Perlite không phải chuyện dễ. Nếu không xử lý kỹ thì có thể sẽ tồn tại các mầm bệnh gây hại cho cây sau này.

Để xử lý đá Perlite trước tiên ta cần chuẩn bị:

  • Chậu đựng
  • Chai xịt nước
  • Nhiệt kế
  • Giấy nhôm
  • Lò nướng

Sau khi đã chuẩn bị xong thì tiến hành xử lý đá Perlite với các bước sau:

  • Loại bỏ rễ cây, đất, đá bám vào đá Perlite
  • Cho đá Perlite vào chậu đựng sao cho dày khoảng 5cm thì dừng lại
  • Xịt nước làm ẩm đá Perlite sau đó cho nhiệt kế vào giữa
  • Dùng giấy nhôm để đậy chặt chậu đựng đá trân châu sau đó cho vào lò nướng. Bật lò nướng 94 độ C để xử lý đá Perlite
  • Theo dõi nhiệt kế, khi nhiệt độ đá Perlite lên đến 83 độ C thì có thể lấy ra được
  • Chờ đá nguội là có thể tái sử dụng

Có một cách khác để xử lý đá Perlite tái sử dụng dễ dàng hơn nhiều. Đầu tiên cần loại bỏ đất, đá và rễ bám trên đá Perlite. Sau đó chuẩn bị 50ml dung dịch Javel pha loãng với 1 lít nước, cho đá trân châu vào rồi khuấy đều để khử trùng. Ngâm trong 10 — 15 phút sau đó lấy ra rửa sạch với nước là có thể sử dụng được.

Lời kết

Đá Perlite là một trong những loại giá thể tốt nhất hiện nay. Để sử dụng hiệu quả nhất thì phải biết cách xử lý đá Perlite khi mới mua về và sau khi đã sử dụng. Chỉ có như vậy thì mới loại bỏ được hoàn toàn bụi bẩn và mầm bệnh nguy hại cho cây trồng của bạn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đá trân châu cũng như cách xử lý chúng. Cảm ơn mọi người dã đọc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n