Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh

 

Cách trồng và chăm sóc cây vạn niên thanh


Cây vạn niên thanh là loài cây thân mập tròn, cao từ 0,5 ~ lm. Cây có lá rất bắt mắt với màu trắng gần sóng lá, nổi bật trên nền xanh của lá. Cây có rễ chùm nên rất dễ sống và phát triển. Thân cây sống lâu năm cứng và có vòng xung quanh mỗi vòng là một bẹ lá đã rụng. Cây có hoa màu trắng nhưng thường ít thấy vì trong điều kiện mát ít khi cây ra hoa. Lá cây có hình bầu dục thuôn nhọn bầu mở rộng ở gốc hình tim, cuống mập có bẹ ôm thân. Lá có màu xanh bóng dày, gân lông chim, nổi bật các đốm trắng vàng. Cây sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây mang ý nghĩa cát tường, thường được dùng làm quà tặng. Cây được nhiều gia đình ưa chuộng và thường dùng trang trí trong nhà bởi có tán lá đẹp, dễ dàng đặt ở bất cứ vị trí nào vì cây nhỏ và dễ chăm sóc.

Đặc điểm sinh trưởng của cây vạn niên thanh

Tập tính: Cây vạn niên thanh ưa sống trong môi trường nóng, ẩm, thoáng gió, có bóng râm bán phần. Cây có khả năng chịu lạnh nhất định, kỵ ánh nắng chiếu trực tiếp, kỵ úng nước.

Ánh sáng: Cây vạn niên thanh chịu được bóng râm, sợ bị phơi nắng. Nếu bị ánh nắng gay gắt chiếu, lá cây sẽ xù xì, mép lá và chóp lá bị khô, thậm chí bị cháy cả mảng lớn. Ánh sáng quá yếu, sẽ khiến cho những mảng đốm trắng trên lá biến thành màu xanh hoặc phai màu. Cây sinh trưởng tốt nhất trong môi trường có ánh sáng tán xạ. Khi đó, lá cây sẽ đẹp hơn. Vào mùa xuân và mùa thu, chỉ nên đưa cây ra khỏi nhà vào buổi sáng và buổi tối, còn buổi trưa nên che bóng cho cây. Vào mùa hè, phải che bóng cho cây cả ngày. Đối với loại cây phần màu xanh trên lá chiếm nhiều diện tích có đặc điểm là chịu được bóng râm, chịu được lạnh. Loại cây mà phần đốm màu trắng chiếm diện tích nhiều trên bề mặt lá, vì thiếu chất diệp lục, nên cần phải lưu ý đặt cây ở nơi có ánh sáng, khi nhiệt độ môi trường hạ thấp, cần phải tìm biện pháp giữ ấm cho cây.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 25 – 30oC. Ban ngày nhiệt độ là khoảng 30 độ C, buổi tối nhiệt độ khoảng 25 độ C là tốt nhất. Nhiệt độ để cây vẫn có thể sinh trưởng sẽ được điều chỉnh theo từng thời điểm trong năm, trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 9 là 18 〜30 độ C, trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 năm tới là 13-18 độ C. Vì cây không chịu được lạnh, nên giữa tháng 10, cần phải đưa cây vào trong nhà. Mùa đông, nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ C thì lá cây dễ bị tổn thương. Đặc biệt là khi nhiệt độ thấp hơn 10 độ C mà lại tưới quá nhiều nước, thì dễ khiến cho lá rụng, cành bị thối. Nếu cây bị rụng lá, thối cành do lạnh, thì đến khi nhiệt độ tăng lên, cây có thể mọc lá mới.

Đất trồng: Trong trường hợp trồng cây trong chậu cảnh, nên sử dụng loại đất thịt tơi xốp, màu mỡ. Có thể phối trộn đất trồng theo công thức sau: 5 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 1 phần cát.

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh

Cách chăm sóc cây vạn niên thanh

Tưới nước: Cây vạn niên thanh ưa ẩm, sợ khô hạn. Vì vậy, cần phải giữ cho đất trồng luôn ẩm ướt. Vào thời kỳ sinh trưởng của cây, bạn cần phải tưới đủ nước, tưới phun sương vào lá, và phun xịt nước vào không gian xung quanh cây. Nếu lâu ngày không phun xịt nước, thì lá cây sẽ xù xì, không bóng mượt. Mùa hè, nên duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 60% – 70%, mùa đông khoảng 40%. Mùa hè nên tưới nhiều nước. Mùa đông cần hạn chế tưới nước, nếu không, đất trồng quá ướt sẽ khiến cho cây bị thối rễ, lá vàng và khô héo.

Bón phân: Từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ sinh trưởng đỉnh điểm của cây. Cách 10 ngày nên tưới 1 lần nước phân bánh dầu. Vào mùa thu, có thể bón thêm 2 lần phân lân, phân kali. Trong khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa thu, cứ cách 1-2 tháng lại bón phân đạm 1 lần để cho lá cây bóng mượt. Khi nhiệt độ trong nhà thấp hơn 15 độ C thì ngừng bón phân.

Cắt tỉa: Vào khoảng tiết lập hạ (bắt đầu khoảng ngày 5/5, kết thúc khoảng 21/5), nên cắt tỉa bớt những lá già ở vòng ngoài, để cây mọc chồi mới, lá mới.

Nhân giống: Để nhân giống cây vạn niên thanh có thể sử dụng phương pháp tách cây hoặc giâm cành, chủ yếu sử dụng phương pháp giâm cành. Lựa chọn cành giâm là cành non, thời điểm giâm cành tốt nhất là khoảng tháng 7 đến tháng 8. Cắt cành giâm có chiều dài khoảng 7-10 cm, cắt bỏ một phần lá để giảm sự thoát hơi nước, bôi tro hoặc bột lưu huỳnh vào vết cắt. Sau đó, giâm cành vào trong cát hoặc dùng rêu bọc lấy vết cắt. Giữ cho không khí có độ ẩm cao, đặt cành giâm ở nơi có bóng râm bán phần, che nắng 50% 〜60%, nhiệt độ duy trì trong khoảng 24〜30 độ C. Sau khi giâm khoảng 15 ~ 25 ngày, cành giâm sẽ mọc rễ. Đợi cho phía trên cành giâm mọc chồi mới, thì chuyển vào trồng trong chậu.

Phòng chống sâu bệnh: Vào mùa đông, muốn chăm sóc tốt cây vạn niên thanh thì cần phải làm tốt công việc phòng chống sâu bệnh. Bệnh hại chủ yếu có bệnh đốm lá và bệnh thán thư, để phòng trị, ngoài việc đặt cây ở nơi thoáng gió, có ánh sáng, đất trồng không được quá ướt, thì có thể sử dụng dung dịch nước Boóc-đô 0.5% 〜1% hoặc thuốc Topsin 70% pha loãng 1000 lần để phun xịt. Sâu hại chủ yếu có rệp sáp mềm nâu, có thể sử dụng thuốc nhũ dầu Omethoate 40% pha loãng 1000 lần để phun xịt.

Cảnh báo về độc tính của cây vạn niên thanh

Độc chất của cây vạn niên thanh chính là calcium oxalate, phân bố trong các bộ phận của cây và chủ yếu trên lá. Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ không gây chết người cực nhanh như một số tin đồn.

Nếu trong nhà có trẻ em dưới 6 tuổi lưu ý không cho bé hái, nhai, nuốt lá hoặc tốt nhất là không nên trồng loại cây này.

Khi tiến hành giâm cành, không được để cho nhựa cây dính vào da, hoặc bắn vào miệng. Nếu không, da bị ngứa ngáy khó chịu hoặc xuất hiện những triệu chứng ngộ độc khác. Sau khi làm xong, phải rửa sạch tay bằng xà phòng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c