Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cách trồng và chăm sóc cây lan quân tử

 

Cách trồng và chăm sóc cây lan quân tử


Cây lan quân tử còn được biết đến với các tên gọi như lan huệ cam, huệ đỏ, đại quân tử, xuất xứ từ Nam Phi. Lan quân tử thuộc cây thân cỏ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 0.3 -0.9m. Thân cây kết hợp với lá thành thể thống nhất. Bộ rễ khỏe mạnh lan rộng, ăn sâu. Dù trong hoàn cảnh khô cằn hay ẩm thấp, nóng hay rét lạnh, cây vẫn vươn mình bung nở ra những cánh hoa xinh đẹp. Lan quân tử là loại hoa quý, đẹp rực rỡ từ những chùm hoa màu cam đậm, viền hoa vàng đến những chiếc lá xanh tươi mát mắt. Mỗi cánh hoa có một đường viền nhỏ màu vàng nhạt. Khoảng 12 – 18 bông hoa cụm lại làm thành một chùm và mỗi cây trung bình có được 2 ~ 3 chùm hoa. Tất cả nằm chen giữa đám lá xanh bóng bẩy, rực rỡ nhưng rất hài hòa.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lan quân tử

Lan quân tử chịu lạnh kém, chịu nóng cũng không giỏi, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là khoảng 25 độ C. Vào mùa hè nhiệt độ cao, cây ở trạng thái bán ngủ nghỉ. Cây ưa bóng râm bán phần, không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp, chịu được khô hạn mức độ nhẹ, nhưng không chịu được úng nước. Cây thích hợp với mọi loại đất mùn tơi xốp, màu mỡ.

Ánh sáng: Cây lan quân tử có lá to và rộng. Cây có khả năng chịu bóng râm nhất định, ưa bóng bán phần. Cây sinh trưởng trong môi trường có ánh nắng 50% sẽ có lá xanh mướt, nhờ vậy nâng cao giá trị thưởng thức. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hướng sắp xếp của lá cây. Nếu chỉ chiếu sáng một phía, thì khiến cho các lá cây vốn mọc theo đường thẳng, sẽ mọc lộn xộn, làm giảm giá trị thưởng thức của cây. Vì thế, cần lưu ý để cho cây được chiếu sáng đều, định kỳ xoay chậu.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho lan quân tử là 15-20oC. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C, cây sinh trưởng kém, lá mọc dài, ảnh hưởng đến sự phân hóa mầm hoa. Lúc đó, cần phải để cây ở nơi thoáng gió để hạ nhiệt độ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 độ C, cây sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ hạ thấp dưới 0 độ c, cây có thể bị chết cóng. Vào mùa hè cần chú ý hạ nhiệt độ, để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa. Chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, sẽ có lợi cho sự sinh trưởng của lan quân tử, thông thường chênh lệch trong khoảng 6-10 độ C là thích hợp nhất.

Đất trồng: Nếu trồng trong chậu cảnh, bạn có thể đến tiệm cây cảnh để mua loại đất dinh dưỡng chuyên dụng. Cũng có thể sử dụng công thức sau để phối trộn đất trồng: 8 phần đất lá cây mục, 2 phần đất cát; hoặc 5 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 1 phần đất cát.

Cách trồng và chăm sóc cây lan quân tử

Tưới nước: Nắm bắt chính xác tình trạng khô ướt của đất trồng là khâu rất quan trọng trong việc tưới nước cho cây. Nguyên tắc là: đất chưa khô thì chưa tưới, khi tưới thì phải tưới đẫm. Mùa thu và mùa xuân là mùa cây sinh trưởng mạnh, có thể tưới nhiều nước hơn, để giữ cho đất trồng ẩm ướt. Nếu môi trường thoáng gió, thì có thể tưới nước nhiều. Thời tiết oi bức, đặt cây ở vị trí không thoáng gió, thì nên tưới ít nước. Vào mùa đông, đặc biệt vào khoảng tiết đông chí, về cơ bản cây ngừng sinh trưởng, không nên tưới nước. Muốn giữ cho đất ẩm, thì có thể đặt một lớp rêu trên mặt chậu.

Bón phân: Phân bón cho lan quân tử chủ yếu là phân hữu cơ, tránh sử dụng phương pháp vùi trực tiếp lá cây xuống đất để làm phân. Vì làm như thế, sẽ làm tăng nguy cơ cây mắc bệnh, gốc rễ bị thối, số lần bón phân cho lan quân tử cũng không nên quá nhiều. Một năm bón 2 hoặc 3 lần là được. Nếu lá có biểu hiện vàng, thì có thể phun xịt phân bón lá, loại phân này có hiệu quả nhanh.

Cắt tia: Khi thay chậu cho lan quân tử, cần phải cắt tia kịp thời những chiếc rễ già, rễ khô và rễ bệnh. Trong quá trình chăm sóc cây, cần kịp thời cắt tỉa bớt những chiếc lá khô và bị bệnh.

Nhân giống: Có thể sử dụng phương pháp tách gốc hoặc gieo hạt để nhân giống cho lan quân tử. Tách gốc có thao tác khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định, có thể giữ được đặc tính của cây mẹ. Tách cây nên tiến hành vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Vì rễ của cây mẹ rất nhiều, nên khi tách cây cần phải lấy toàn bộ cây ra khỏi chậu cảnh, rồi từ từ tách hết đất khỏi rễ cây. Lưu ý, không được làm đứt rễ. Tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con. Tốt nhất mầm phụ phải có từ 2 – 3 sợi rễ. Sau khi cắt mầm phụ ra khỏi cây mẹ, thì cần phải bôi thuốc sát khuẩn ở vết cắt trên cây mẹ lẫn mầm phụ. Sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch. Trồng xong có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 ~ 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.

Trồng hoa lan quân tử bằng cách gieo hạt gom các bước như sau. Trước khi gieo hạt cần phải chuẩn bị đất. Tốt nhất nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây trên bề mặt đồi núi, sau đó trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30-35 độ C, trong vòng nửa tiếng sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20-25 độ C và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%. Sau 1 – 2 tuần hạt nảy mầm sẽ mọc rễ

Phòng trị sâu bệnh hại: Trồng cây lan quân tử thường gặp bệnh héo rũ gốc, mốc trắng. Để phòng tránh chúng ta chỉ cần tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh. Ngoài ra cây cũng có thể mắc bệnh thối lá, bệnh thán thư hay vỏ cứng. Nếu gặp trường hợp này thì cần cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c