Chuyển đến nội dung chính

Câu chuyện về vải thiều

  Câu chuyện về vải thiều bắt đầu từ lịch sử phát triển của ngành trồng cây này và những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. Dưới đây là một tóm tắt về câu chuyện và lịch sử của vải thiều: Xuất xứ và lịch sử: Vải thiều là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng từ hàng ngàn năm trước đây. Theo truyền thuyết, vải thiều đã được tìm thấy và trồng lần đầu tiên tại vùng Thiều Châu, Trung Quốc. Từ đó, nó đã lan rộng sang các khu vực khác trên thế giới, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác. Quan trọng với khu vực Vải Thiều Bắc Giang: Tỉnh Bắc Giang ở Việt Nam đã trở thành nơi nổi tiếng với trồng vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đã được công nhận là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và có xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. Câu chuyện về sự quan trọng của vải thiều trong văn hóa địa phương: Vải thiều không chỉ là một loại cây trồng phổ biến, mà còn trở thành một biểu tượng văn hóa và kinh tế đặc trưng của một số khu vực. Ví dụ, ở Bắ

Cách chăm sóc và nhân giống cây trầu bà

 

Cách chăm sóc và nhân giống cây trầu bà


Cây trầu bà có tên khoa học Epipremnum aureum, là một loài thực vậ có hoa trong họ Ráy (Araceae). Cây trầu bà có nguồn gốc từ đảo Solomon nguyên sinh ở Indonesia. Cây trầu bà có đặc điểm là cây thân cỏ dạng leo. Thân mọng nước, phân nhiều cành nhánh trên có mọc rễ khí sinh. Cây bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo. Lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh, có loại xanh toàn phần, có loại có những đốm vàng nằm rải rác trên phiến lá. Cụm hoa dạng mo, cuống ngắn.

Cây trầu bà rất dễ sống, có tốc độ phát triển và sinh trưởng nhanh ở trong điều kiện bóng râm. Cây có thể trồng thủy sinh. Cây có khả năng hút được khí độc từ máy vi tính, loại bỏ chất gây ung thư formaldehydes và nhiều chất hóa học dễ bay hơi khác. Đây là loại cây lọc không khí rất tốt. Cây phù hợp để trong phòng khách, treo cửa sổ, hiên nhà, hoặc để trên bàn làm việc.

Đặc điểm sinh trưởng của cây trầu bà

Tập tính: Cây trầu bà ưa sống trong môi trường nóng ẩm, yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây thích hợp sinh trường trọng môi trường, có ánh sáng tán xạ mạnh. Nếu sống lâu ngày ờ nơi tối tăm, thì lóng (khoảng cách giữa 2 mat trên cành nhánh) sẽ dài và yếu, lá cũng mòng đi, màu nhạt đi, và không bóng mượt.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây trầu bà là 20 ~ 28 độ C (vào ban ngày), 15 ~ 18 độ C (vào ban đêm). Mùa đông, chỉ cần nhiệt độ trong nhà trên 10°C là cây có thể sống an toàn qua mùa đông. Đồng thời phải giữ cho đất trồng ẩm ướt, nên thường xuyên tưới phun sương vào lá cây, để nâng cao độ ẩm không khí, có lợi cho sự sinh trưởng của rễ khí sinh. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 5°C, cây dễ rụng lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng. Ở miền bắc, nếu nhiệt độ trong nhà từ 20°C trở lên, cây có thể sinh trưởng bình thường.

Đất trồng: Khi trồng cây trong chậu cảnh nên lựa chọn loại đất trồng hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và thoát nước tốt. Muốn có đất trồng thoát nước tốt, nên trộn lẫn đất vườn, phân ngựa ủ hoai và một ít than bùn. Cũng có thể trộn đất lá mục, than bùn và đất cát mịn để làm đất trồng.

Cách chăm sóc cây trầu bà

cách chăm sóc cây trầu bà

Tướỉ nước: Vào mùa thu và mùa đông, việc tưới nước cần phải dựa trên nhiệt độ. Vào giai đoạn thờỉ tiết lạnh, đất trồng bốc hơi nước khá chậm, nên giảm lượng nước tưóỉ, khống chế lượng nước tưới trong khoảng 1/4 ~ 1/2 lượng nước tưới bình thường. Cho dù sau khi giai đoạn thời tiết lạnh đã qua đi, thì cũng không nên tưới nhiều nước. Hạn chế việc tưới nước trực tiếp vào chậu, mà nên dùng phương pháp tưới nước thẩm thấu. Ngoài ra, cần phải tưới phun sương ở những vị trí có rễ khí sinh, để tránh hiện tượng vì nước bốc hơi quá nhanh khiến cho rễ không đủ nước. Vào mùa đông, nên tưới loại nước đã được phoi nắng 1 ngày, để tránh hiện tượng nước quá lạnh khiến cho rễ cây bị tổn thương.

Bón phân: Bón phân đạm là chủ yếu, ngoài ra bón thêm phân kali. Vào mùa xuân, trước thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách khoảng 10 ngày lại bón 1 lần nước phân u-rê 0.3% hoặc Ammonium sulfate. Đồng thời dùng nước phân u-rê 0.5%o ~ 0.1 %0 tưới bón thúc lá cây 1 lần. Vào mùa thu và mùa đông, ở miền bắc, thời tiết lạnh, các loài cây cảnh nói chung và cây trầu bà nói riêng thường sinh trưởng chậm, thậm chí ngừng sinh trưởng, vì thế nên bón phân ít. Từ tháng 5 đến tháng 9, là thời kỳ sinh trưởng của cây, cách 2 tháng, nên bón 1 lần phân hóa học cho cây. Ngoài ra, cứ cách khoảng 10 ngày, lại tưới 1 lần nước phân loãng. Ngoài ra, cần phải lưu ý, đối với những cây nhỏ, chỉ nên tưới nước phân.

Cắt tỉa: Với những cây trầu bà đặt làm cảnh trong nhà một thời gian dài, lá cây phần gốc dễ bị rụng, từ đó làm giảm giá trị thưởng thức. Vào khoảng tháng 5 ~ tháng 6, khi thời tiết đã ấm áp, có thể tiến hành cắt tỉa, làm mới cây kết hợp với giâm cành, để kích thích cho gốc cây mọc chồi mới.

Phòng chống sâu bệnh: Cây trầu bà chủ yếu mắc bệnh đốm lá do vi khuẩn. Thời kỳ cây mới mắc bệnh, cần phải kịp thời cắt tỉa lá bị bệnh hoặc đốm lá bị bệnh. Đối với cây truởng thành, thời kỳ mới phát bệnh, có thể phun xịt thuốc đồng sulphat 14% pha loãng 350 lần.

Nhân giống: Người ta thường sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây trầu bà. Vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, cắt một đoạn cành nhánh dài khoảng 15 ~ 30 cm. Ngắt hết lá ở phần phía dưới, rồi giâm trực tiếp vào chậu cảnh, mỗi chậu từ 3 ~ 5 sợi, tưới đẫm nước, rồi đặt ở nơi râm mát thoáng gió. Chú ý giữ cho đất trồng ẩm ướt. Khoảng 1 tháng sau, thì cành mọc rễ và đâm chồi. Irong vòng 1 năm, cành có thể phát triển thành cây trưởng thành có giá trị thưởng thức.

cách nhân giống cây trầu bà

Cách thay chậu cho cây trầu bà

Trong trường hợp bạn không trồng thủy sinh thì sau khi cây sinh truởng được 1-2 năm, bạn cần phải thay chậu cho cây. Khi chóp lá bị khô hoặc lá ở phía dưới bị rụng, thì có thể rễ cây bị thối hoặc mọc cuốn vào nhau. Lúc đó, cần phải tiến hành thay chậu cho cây. Trồng cây vào chậu có kích thước lớn hơn chậu cũ.

Khi thay chậu, dùng tay khẽ vỗ vào thành chậu, để cho đất trong tách khỏi chậu. Nhờ vậy, dễ lấy cây ra khỏi chậu. Sau đó gỡ bỏ khoảng 1/3 lượng đất bám vào rễ cây. Đổ đất vào chậu mới, sau đó đặt cây vào giữa chậu, tiếp đến bỏ thêm đất vào phía trên. Tưới nước thật đẫm, cho đến khi có nước chảy ra từ lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu. Dùng dao cắt bớt những chiếc lá bị vàng, hoặc lá bị tổn thương. Để cho cây nhanh chóng phục hồi sinh trưởng, thì thời diêm tiên hanh thay chậu nên vào khoảng đầu mùa xuân hoăc trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n