Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

6 điều cần lưu ý khi thay chậu cho cây

 

6 điều cần lưu ý khi thay chậu cho cây


Thay chậu cho cây cảnh là chuyển cây cảnh vào trồng ở chậu mới. Thay chậu là một trong những biện pháp quan trọng để trồng được cây cảnh đẹp. Mặc dù vậy, rất nhiều người thường không quan tâm đến vấn đề này. Họ cho rằng việc thay chậu là không cần thiết, chỉ cần tăng cường bón phân là được, nhưng thực ra không phải như vậy.

Khi thay chậu cho cây cảnh cần phải chú ý những điểm sau:

1. Dựa trên kích cỡ của cây để lựa chọn chậu cảnh

Có một số người thích sử dụng chậu lớn để trồng cây cảnh nhỏ. Họ cho rằng trồng cây nhỏ vào chậu lớn thì cậy có thể sinh trưởng một cách thoải mái, hơn nữa còn tránh được sự phiền phức của việc thay chậu. Thực ra, cách làm này rất không có lợi cho đối với sự sinh trưởng của cây cảnh. Cây nhỏ thì chỉ cần ít phân bón, trong khi đó, chậu lớn đất nhiều thường khiến cho người ta khó nắm bắt được liều lượng nước và phân bón, chính vì thế ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của cây cảnh.

2. Dựa trên tình hình sinh trưởng để thay chậu cho cây

Khi cây cảnh lớn lên, rễ phát triển mạnh thì chậu cảnh hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây cần phải trồng cây trong chậu có kích thước lớn hơn. Trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh, bộ rễ không ngừng hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong đất trồng. Ngoài ra, việc tưới nước hoặc bị mưa ướt thường xuyên, khiến cho lượng phân bón hữu cơ trong đất trồng bị thất thoát, từ đó khiến cho đất trong chậu bị chặt cứng, tính thẩm thấu kém. Hay nói cách khác, sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất trồng, tính chất vật lý của đất trồng kém đi, sẽ bất lợi cho cây cảnh tiếp tục sinh trưởng phát triển. Lúc đó, cần phải tiến hành thay đất. Đặc biệt, nếu rễ cây mắc sâu bệnh, hoặc phát hiện trong đất trồng có giun thì cần phải lập tức thay chậu cho cây.

3. Chậu mới cần phải phơi khô, chậu cũ cần phải sát khuẩn

Đối với chậu mới, trước khi sử dụng để trồng cây, cần phải ngâm vào trong nước sạch khoảng 1 ngày 1 đêm, rửa sạch, phơi khô rồi mới sử dụng.

Đối với chậu cảnh cũ, trước khi sử dụng phải diệt khuẩn, khử độc, để đề phòng trường hợp trong chậu có mầm bệnh, trứng của côn trùng, sâu bệnh. Lấy hết đất khỏi chậu cũ, đem chậu ra phơi nắng để sát khuẩn, trước khi sử dụng cần phải cọ rửa sạch trong lẫn ngoài, để loại bỏ trứng giun, sán, côn trùng, trong trường hợp cần thiết có thể phun xịt thuốc để khử độc.

4. Tăng khả năng thoát nước, thoáng khí

Trước khi trồng cây vào trong chậu, cần sử dụng mảnh sành hoặc mảnh ngói nhỏ đặt lên một nửa lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu, rồi dùng một mảnh khác đặt nghiêng lên trên mảnh trước, mục đích là để cho lỗ thoát nước “bị che mà không bị tắc”. Trong trường hợp trời mưa hoặc tưới nước quá nhiều, thì lượng nước dư thừa sẽ chảy ra ngoài qua khe hở giữa các mảnh sành, từ đó ngăn ngừa được những vấn đề do chậu bị úng nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Đối với những loại cây cảnh như lan quân tử, tulip, các loại hoa lan rễ mọng nước…, thì đáy chậu cần độn thêm xỉ than hoặc sỏi, tiếp đến trải một lớp cát hạt to, cuối cùng mới trải đất trồng lên trên cùng. Mục đích là làm tăng tính thoáng khí và khả năng thoát nước của đất trồng, đồng thời giúp cho rễ cây có không gian để tự do phát triển.

5. Phải để cho rễ cây tiếp xúc tốt với đất

Đặt cây vào giữa chậu, nhớ giữ cho cây thẳng đứng, sau đó thêm đất dần dần vào chậu. Khi đất chiếm khoảng một nửa chậu thì dùng tay khẽ ấn, để cho cây và đất tiếp xúc tốt với nhau. Đối với những cây cảnh không có bầu đất, thì khi cho đất đến một nửa chậu, có thể dùng tay khẽ nhấc cây lên một chút, sau đó vừa cho đất vừa dùng tay khẽ ấn, cho đến khi đất cách miệng chậu khoảng 2 ~ 3 cm thì dừng lại.

Lưu ý khi trồng các loại hoa lan, nên cho đất đến miệng chậu. Như thế có lợi cho sự sinh trưởng của cây. Đồng thời cũng nên dùng kéo cắt bớt những chiếc rễ già, rễ khô, rễ xấu, cuộn tròn nằm ở thành chậu.

6. Sau khi trồng cây vào chậu, cần phải tưới nước đẫm

Sau khi thay chậu, cần phải tưới đủ nước, để cho rễ. cây và đất tiếp xúc tốt với nhau. Nhưng sau đó không nên tưới quá nhiều nước. Vì sau khi thay chậu, phần lớn rễ cây đều bị tổn thương ở những mức độ khác nhau, lượng nước mà rễ hấp thụ giảm rõ rệt, đặc biệt là đối với I những cây cảnh bị cắt tỉa rễ. Tưới nước quá nhiều sẽ khiến cho rễ câybị thối tại vị trí bị cắt. Sau khi cây mọc rễ mới, có thể tăng lượng nước tưới. Cũng cần lưu ý, sau khi mới thay chậu, cũng không được để đất quá khô. Nếu không, cây rất dễ bị chết khô. Sau khi thay chậu, để giảm bớt hơi nước bị thoát qua lá cây, thì ban đầu nên để cây ở nơi râm mát, sau đó mới dần dần đưa cây ra ngoài sáng. Sau khi cây đã thích nghi thì mới đặt cây ở nơi có ánh nắng đầy đủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c