Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

15 cách chế thuốc trừ sâu hữu cơ cho cây cảnh

 

15 cách chế thuốc trừ sâu hữu cơ cho cây cảnh


Thuốc trừ sâu hóa học tuy tiêu diệt sâu bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhưng chúng cũng ảnh huởng xấu đến môi truờng đất, nuớc và sức khỏe con người. Vậy có cách nào cũng diệt được sâu bệnh mà không làm ảnh hường xấu đến môi hường xung quanh?

1. Thuốc trừ sâu từ gừng tươi

Giã nhỏ gừng tươi, sau đó đổ thêm một lượng nước gấp 20 lần, rồi ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ. Sau khi lọc bỏ bã, thì dùng nước sau khi lọc để phun xịt cho cây cảnh. Dung dịch gừng tươi này có thể phòng trị bệnh đốm lá, bệnh bồ hóng, bệnh thối nhũn, bệnh đốm đen…, có thể phòng trị các loại sâu hại như rầy mềm, nhện đỗ và sâu ăn lá.

2. Thuốc trừ sâu từ ớt

Sử dụng 50 gam ớt đỏ phơi khô, đổ thêm 1000 gam nước, rồi đun sôi khoảng 15 phút. Sau khi lọc để loại bỏ cặn thì có thể dùng để phun xịt cho cây cảnh. Loại nước ớt này có thể phòng trị các loại sâu hại như ruồi trắng, rầy mềm, nhện đỏ, bọ xít,…

3. Thuốc trừ sâu từ tỏi

Sử dụng 250 gam tỏi vỏ tím, ngâm vào trong nước một thời gian. Sau đó, giã nhỏ vắt lấy nước. Rồi pha vào nước với lượng nước gấp từ 10 đến 20 lần là có thể dùng để phun xịt cho cây cảnh. Có thể phòng trừ các loại sâu hại như rầy mềm, nhện đỏ, rệp vảy,… Ngoài ra, loại dung dịch này còn phòng trị hiệu quả một số bệnh hại như bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh mốc tro. Dùng dung dịch này tưới vào đất trồng có thể phòng trị được các loại trùng, giun đất,…

4. Thuốc trừ sâu từ hạt tiêu

Cho 50 gam hạt tiêu vào trong 500 gam nước. Sau đó, đun sôi để được 250 gam dung dịch thuốc. Khi sử dụng có thể pha vào nước, với lượng nước gấp từ 6 đến 7 lượng dung dịch thuốc. Có thể phòng trị các loại sâu bệnh hại như bệnh phấn trắng, rầy mềm, rệp vảy,…

5. Thuốc trừ sâu từ nhân thuốc lá (tàn thuốc lá)

Sử dụng 50 gam sợi thuốc lá hoặc tàn thuốc lá, đổ thêm 1500 gam nước, ngâm khoảng 1 ngày đêm. Dùng tay vò nát rồi lọc lấy nước. Sau đó, đổ thêm loại bột giặt trung tính 0.1% ~ 0.2% để phun xịt cho cây cảnh. Có thể sử dụng để phòng trị các loại sâu hại như rầy mềm, nhện đỏ, rầy lá, ruồi trắng, bọ xít, sâu cuốn lá và nhiều loại sâu ăn lá khác.

6. Thuốc trừ sâu từ hành tây

Giã nhỏ 50 gam hành tây, đổ thêm 50 gam nước, ngâm khoảng 12 tiếng đồng hồ. Sau khi lọc lấy nước, phun xịt nhiều lần trong 1 ngày cho cây cảnh, liên tục trong 3 đến 4 ngày, có thể phòng trị bệnh phấn trắng và các loại sâu bọ, côn trùng thân mềm như rầy mềm.

7. Thuốc trừ sâu từ vỏ cam quýt

Sử dụng 50 gam vỏ cam quýt, đổ thêm 500 gam nước, ngâm khoáng 24 tiếng đồng hồ. Lọc bã, lấy nước để phun xịt vào lá cây cảnh. Có thể phòng trị rầy mềm, nhện đỏ, sâu ăn lá. Tưới vào đất trồng, có thể phòng trị được các loại trùng.

8. Thuốc trừ sâu từ lá cây trúc đào

Sử dụng 50 gam lá cây trúc đào, băm nhỏ, rồi cho vào 100 gam nước, đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút. Lọc bã, lấy nước để phun xịt cho cây cảnh, có thể phòng trị rày mềm, ruồi trắng. Tưới vào đất trồng có thể phòng trị trùng. Nhưng cần lưu ý, cây trúc đào có độc tính mạnh, cần cẩn thận tránh gây ngộ độc cho người và gia súc.

9. Thuốc trừ sâu từ bã rượu

Trong bã rượu chứa lượng axit hữu cơ phong phú, có tác dụng ức chế tốt đối với bệnh khuẩn. Pha loãng bã rượu với nước theo tỷ lệ 1: (150 ~ 200), rồi phun xịt lên lá cây, cứ cách khoảng 7 ngày lại phun xịt một lần, phun liên tục từ 3 đến 4 lần, có thể phòng trị bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, bệnh mốc sương,…

10. Thuốc trừ sâu từ baking soda

Sử dụng 5 gam baking soda (còn gọi là Natri bicacbonat). Trước tiên, dùng một ít cồn để làm tan baking soda, sau đó, đổ thêm khoảng 1000 gam nước, để tạo thành dung dịch baking soda 0.5%. Sử dụng dung dịch này phun xịt cho cây cảnh, có thể phòng trị được bệnh phấn trắng.

11. Thuốc trừ sâu từ bột giặt

Sử dụng 2 gam bột giặt, đổ thêm 500 gam nước, quấy đều thành dung dịch, rồi nhỏ thêm 1 giọt dầu ăn thực vật. Phun xịt dung dịch lên cơ thể sâu bọ, côn trùng bám trên lá cây, cành cây, có thể giết chết rầy mềm, rệp vẩy, nhện đỏ, bướm phấn, ruồi trắng… Với những loại cây cảnh thân củ (như thược dược, cúc thược dược), hoặc thân hành (như loa kèn hoa bỉ ngạn) hoặc thân mọng nước, dễ bị các loại côn trùng tấn công thì có thể pha bột giặt với nước theo tỷ lệ 1:1000 để tưới xung quanh rễ cây.

12. Thuốc trừ sâu từ xà phòng

Cho xà phòng vào nước sôi với tỷ lệ 1:50 đợi sau khi xà phòng hòa tan vào trong nước, rồi lấy dung dịch phun xịt vào cây cành. Xà phòng có thể làm tắc đường hô hấp của côn trùng, sâu bọ khiến cho chúng bị chết ngạt. Dung dịch xà phòng có tác dụng phòng trị hiệu quả đối với rầy mềm, rệp vảy.

13. Thuốc trừ sâu từ hương muỗi

Đốt hương muỗi, rồi treo vào cây bị sâu hại. Dùng túi ni-lông loại to để trùm lên cây cảnh cùng với chậu cảnh. Khoảng 1 tiếng sau, có thể tiêu diệt được sâu hại cây cảnh.

14. Thuốc trừ sâu từ khói thuốc lá

Nếu cây cảnh bị rầy mềm xâm hại, có thể châm một điếu thuốc lá. Đặt điếu thuốc nằm nghiêng để cho khói thuốc hun vào những lá cây có rầy mềm bám vào. Một lúc sau, rầy mềm sẽ rơi xuống. Trong trường hợp cây cảnh có kích thước khá lớn, dùng khói thuốc lá không thể hun dễ dàng, thì có thể sử dụng cách làm sau: ngâm 1 điếu thuốc lá vào trong 1 ly nước, sau đó sử dụng dung dịch này để phun vào bề mặt lá từ 2 ~ 3 lần, có thể tiêu diệt được rầy mềm.

15. Thuốc trừ sâu từ dầu gió

Pha dầu gió vào nước với tỷ lệ 1: (400 ~ 500), có thể tiêu diệt được rầy mềm.

Lưu ý: Bạn nên thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hữu cơ này trên một mảng nhỏ của vườn trước khi phun trên diện rộng, quan sát trong 1 – 2 ngày để đảm bảo chúng có hiệu quả và không gây hại gì cho cây cảnh của bạn. Tránh phun rắc thuốc vào những ngày nóng hoặc nắng, vì điều này sẽ gây cháy và thậm chí có thể giết cây. Vì lý do này, buổi tối hoặc sáng sớm là thời điểm tốt để sử dụng. Đối với những thành phần như xà phòng, nước rửa chén bạn nên chọn các loại xà phòng tự nhiên không có phụ gia hay nước hoa tổng hợp để đảm bảo an toàn cho cây cảnh nhà mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c