Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

11 Cách làm phân bón từ rác thải, thực phẩm hữu cơ

 

11 Cách làm phân bón từ rác thải, thực phẩm hữu cơ


ồng cây cảnh thì phải sử dụng phân bón. Những người chơi cây cảnh cũng đều phải mua phân bón cho cây. Nhưng phần lớn mọi người đều không biết rằng, thực ra có thể tự tay làm phân bón cho cây cảnh, hơn nữa, nguyên liệu để làm phân bón về cơ bản đều là các chất phế thải trong cuộc sống. 

1. Cách làm phân bón từ bã cà phê

Loại phân bón bằng bã cà phê có thể làm lá xanh hơn, mượt hơn, đồng thời khiến lá tốt và dày hơn. Nếu muốn ủ phân bón từ bã cà phê, bạn cần gom bã cà phê lại, sau đó tiến hành trải 1 lớp bã dưới đáy thùng, rồi phủ lên 1 lớp đất, cứ 1lớp bã cà phê thì phải có 1 lớp đất phủ lên, tiến hành trải xen kẽ như vậy đến khi đầy thùng. Sau đó bạn đậy kín nắp thùng, đợi một thời gian cho bã cà phê lên men thì có thể dùng làm phân bón trồng cây.

2. Cách làm phân bón từ trái cây thừa

Cắt vụn trái cây ăn thừa, rồi bỏ vào trong thùng hoặc trong hũ. Nếu nhà không có thùng hoặc hũ thì có thể dùng vỏ chai nước ngọt, thùng đựng sơn để thay thế. Trộn lấn đất cát với trái cây đã được cắt vụn, rồi bỏ vào trong thùng, sau đó dùng bùn dể lấp kín miệng, đợi cho đến khi trái cây thối rữa hoàn toàn. Có thể sử dụng loại phân bón này làm đất để trồng hoa, hoặc cũng có thể dùng làm phân bón thúc trong thời kỳ cây sinh trưởng.

Cách làm phân bón từ trái cây thừa

3. Cách làm phân bón từ bã thuốc bắc

Bã thuốc bắc là một loại phân bón rất tốt cho cây cảnh. Bởi vì, trong thuốc bắc phần lớn là rễ, cuống, lá, hoa, quả, vỏ của thực vật, cũng có thể chứa các thành phần trên cơ thể một số động vật. Chính vì vậy, nó chứa hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ rất phong phú. Các loại phân bón cần cho sự sinh trưởng cua cây cảnh như đạm, lân, kali thì trong thuốc bắc đều có. Ngoài ra, dùng bã thuốc bắc làm phân bón còn có thể cải thiện tính thoáng khí của đất trồng. Muốn sử dụng bã thuốc bắc làm phân bón cho cây cảnh thì trước tiên, bạn cần phải bỏ bã thuốc bắc vào trong một chiếc hũ, rồi trộn lẫn với đất vườn và nước, ủ một khoảng thời gian, đợi cho đến khi bã thuốc mục nát, biến thành đất mùn mới có thể sử dụng. Đương nhiên, cũng không nên bón quá nhiều loại phần làm bằng bã thuốc bắc. Thông thường, lượng phân không nên vượt quá 1/10 lượng đất trồng. Nếu bón nhiều, sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với sự sinh trưởng của cây cảnh.

4. Cách làm phân bón từ bã đậu

Bã đậu là loại phân bón thượng hạng, không có tính kiềm. Mặc dù, bã đậu là phần cặn bã sau khi xay đậu vắt nước, nhưng nó vẫn chữa một phần protein, nhiều loại vitamin khác nhau và carbohydrate. Bã đậu sau khi được xử lý, rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây con. Phương pháp làm phân bón từ bã đậu như sau: đổ bã đậu vào trong thùng, sau đó đổ vào thùng một lượng nước sạch tương đương 10 lần lượng bá đậu. Đợi đến khi bã đậu lên men (vào mùa hè là khoảng 10 ngày, mùa xuân, mùa thu vào khoảng 20 ngày), lại đổ thêm một lượng nước sạch tương đương với lượng nước lần trước, rồi quấy đều, là có thể sử dụng để tưới cây cảnh, hiệu quả không tệ chút nào, đặc biệt là các loại cây cảnh như hoa quỳnh, lan càng cua, và các loại cây cảnh thuộc họ xương rồng.

5. Cách làm phân bón từ vỏ hành

Dùng vỏ hành có thể làm phân bón cho cây cảnh trong nhà hoặc cây dưa chuột. Bỏ khoảng 150 gam vỏ hành vào trong chậu, sau đó đổ thêm khoảng 30 ml nước để ủ, sau 4 – 5 ngày là có thể dùng để bón cho cây. Loại phân bón này không những làm cho màu sắc của hoa trở nên rực rỡ, tươi tắn, mà còn làm cho cành lá tươi tốt.

Nếu cây dưa chuột bị héo vàng, chỉ cần phun xịt loại phân lỏng làm bằng vỏ hành này, thì dưa sẽ dần dần xanh trở lại, phát triển nhanh, mau chóng ra hoa, đậu quả.

6. Cách làm phân bón từ đường nho biến chất

Nghiền nhỏ đường nho rồi pha với nước sạch theo tỷ lệ 1:100. Dùng loạỉ dung dịch này để tưới cây cảnh, có thể giúp cho lá vàng trở nên xanh lại, cây phát triển tươi tốt. Thích hợp cho một số loại cây cảnh như cây dây nhện, xương rồng bát tiên, vạn niên thanh, cây ráy Mỹ lá xẻ,…

7. Cách làm phân bón từ bã vừng

Bã vừng là phần bã còn lại sau khi chế biến vừng thành tương vừng. Đây là loại phân bón thích hợp cho hoa lan, hoa nhài, ngọc lan trắng. Dùng bã vừng để bón thúc, thì chỉ năm ba ngày là thấy ngay hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý, liều lượng không nên quá nhiều.

8. Cách làm phân bón từ hạt thầu dầu

Giã nát hạt thầu dầu tươi, rồi chôn vào trong chậu, để cho cây cảnh hấp thụ một cách tự nhiên. Cứ 6 tháng bón 1 lần, thì không cần phải bón thêm những loại phân bón khác. Dùng hạt thầu dầu làm phân bón, mặc dù chỉ cần dùng ít, nhưng có tác dụng lâu, lại vệ sinh sạch sẽ. Đối với các loại cây cảnh như hoa nhài, hồng, hoa ngâu, ngoài việc dùng làm phân bón bình thường, còn có thể sử dụng để bón lót.

9. Cách làm phân bón từ phân gà, lông gà

Phân gà và lông gà có thể sử dụng làm phân bón lót cho cây cảnh. Bón phân sau 1 tuần là có thể thấy ngay tác dụng. Thời gian hiệu lực của loại phân này khoảng 2 ~ 3 tháng, dài nhất có thể trên 4 tháng. Cũng có thể dùng lông gà nhúng nước để làm phân bón thúc, thời gian hiệu lực có thể trên 3 tháng. Trong phân gà có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin B, có thể dùng để bón lót, thời gian hiệu lực lên đến 1 năm. Cũng có thể dùng phân gà để bón thúc, thời gian hiệu lực lên đến 2 ~ 3 tháng. Cây cảnh được bón phân gà sẽ sinh trưởng mạnh, hoa to, thời gian ra hoa kéo dài.

10. Cách làm phân bón từ tàn thuốc lá

Gom tàn thuốc đến khi có được số lượng đáng kể, rồi rắc đều trên bề mặt đất trồng trong chậu cảnh. Khi tưới nước, tàn thuốc sẽ ngấm vào trong đất cùng với nước. Những chất độc hại trong tàn thuốc sẽ giết chết côn trùng, sâu bọ trong đất. Ngoài ra, tàn thuốc còn là một loại chất kích thích tăng trưởng. Rắc tàn thuốc vào chậu cảnh sẽ khiến cho cây cảnh sinh trưởng nhanh hơn. Đồng thời, tàn thuốc cũng chính là tro của thực vật, chính vì thế nó cũng là một dạng phân hữu cơ. Tàn thuốc có tính kiềm, nhờ vậy nó có tác dụng trung hòa đối với loại đất chua.

11. Cách làm phân bón từ tàn của nhang muỗi

Tàn nhang muỗi là một loại phân bón rất tốt. Sở dĩ tàn nhang muỗi có thể dùng làm phân bón là vì trong tàn nhang muỗi có chứa kali. Hòa tan nhang muỗi vào nước là có thể làm phân bón cho cây cảnh, tưới trực tiếp vào chậu cảnh. Loại phân bón này, cây rất dễ hấp thụ. Ngoài việc, cung cấp dưỡng chất cho cây cảnh, thì loại phân bón này còn có dược tính, có thể làm giảm đáng kể sự sinh sôi nảy nở của các loài côn trùng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c