Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Ngô hay Bắp

 

Cây dược liệu cây Ngô hay Bắp - Zea mays L

Theo Đông Y, Ngô có vị ngọt, tính bình; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng. Thường dùng chữa: Viêm thận phù thũng; Viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi; Xơ gan, cổ trướng; Viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan; Đái tháo đường, huyết áp cao.

1. Cây Ngô hay Bắp - Zea mays L., thuộc họ Lúa - Poaceae.

 Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. “Ngô” trong “lúa ngô” là chỉ Trung Quốc. Trước đây người Việt từng gọi Trung Quốc là “Ngô”.

Ngô, bắp hay bẹ (Tên khoa học: Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Ngô

Mô tả: Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.

Bộ phận dùng: Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt - Stylum et Semen Zeae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt.

Thành phần hoá học: Trong hạt Ngô, có những thành phần đã biết: mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic. Râu Ngô chứa 4-5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmasterol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.

Tính vị, tác dụng: Ngô có vị ngọt, tính bình; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng.

Cụ Việt Cúc viết về Ngô như sau: Bắp, Ngọc thực thử, mát khí nhẹ nhàng, bổ phế tỳ, mát thận, nhuận huyết mạch, giải khát, thông tiểu tiện.

Bắp mát, ngọt, thơm, vị khả quan,

Bổ tỳ thanh phế thận tâm can,

Nhiệt tan khát giải thông tiểu tiện,

Công dụng râu ngô khí nhẹ nhàng.

Công dụng: 

Thường dùng chữa: 

1. Viêm thận phù thũng; 

2. Viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi; 

3. Xơ gan, cổ trướng; 

4. Viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan; 

5. Đái tháo đường, huyết áp cao.

Liều dùng: Ngô 25-30g, Râu ngô 30-40g hoặc ruột cây Ngô 100-200g.

Cách dùng: Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. Trung bình uống mỗi ngày 10-20g râu ngô. Khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200-300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. Ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê trước bữa ăn.

Đơn thuốc:

1. Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.

2. Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.

3. Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.

4. Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2-3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2-3 tháng.

5. Đái đường: Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c