Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Khổ sâm cho rễ

 

Cây dược liệu cây Khổ sâm cho rễ - Sophora flavescens Ait

Theo y học cổ truyền: Vị thuốc Khổ sâm là rễ phơi khồ dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Khổ sâm vị đắng, tính hàn, quy kinh: Tâm, Phế, Thận, Đại tràng có tác dụng: thanh nhiệt táo thấp, khu phong, sát trùng, lợi niệu, chủ trị các chứng hoàng đản, tả lỵ, bạch đới, tiểu tiện khó, ngứa ngoài da, phong hủi thường dùng làm thuốc bổ đắng, thuốc lợi niệu, thuốc dùng ngoài.

1. Hình ảnh và mô tả cây Khổ sâm cho rễ - Sophora flavescens

Hình ảnh và mô tả cây Khổ sâm cho rễ - Sophora flavescens Khổ sâm, Dã hoè, Khổ cốt – Sophora flavescens Ait; thuộc họ Đậu - Fabaceae.

Tên Khoa học: Sophora flavescens Ait.

Tên tiếng Việt: Khổ sâm; Khổ cốt; dã hòe

Tên khác: Sophora angustifolia Sieb. & Zucc.; S. flavescens Ait. form. angustifolia (Sieb. & Zucc.) Yakovl.;

Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 0,5-1,2m. Rễ hình trụ dài, vỏ ngoài màu vàng trắng. Lá kép lông chim lẻ mọc so le, gồm 5-10 đôi lá chét hình mác dài khoảng 2-5cm. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 10-20cm ở nách lá. Quả đậu dài 5-12cm, đường kính 5-8mm, đầu có mỏ thuôn dài; hạt 3-7, hình cầu, màu đen.

2. Thông tin Dược Liệu

Thông tin Dược Liệu Sophora flavescens là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được Aiton miêu tả khoa học đầu tiên

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Sophorae Flavescentis; thường gọi là Khổ sâm.

Nơi sống và thu hái: Cây của Trung quốc, được nhập trồng từ những năm 1970. Cây đã được trồng và giữ giống ở Sapa (Lào cai). Thu hái củ, rửa sạch, thái lát, phơi khô; hoặc đem củ tươi ngâm nước vo gạo nếp một đêm, rửa sạch, để trong 3 giờ, rồi mới thái lát, phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hoá học: Trong rễ Khổ sâm có các alcaloid matrin, oxymatrin, sophoranol, N-methylcytisin, anagyrin, baptifolin, sophocarpin, d-isomatrin, kuraridin, norkurarinon, kuraridinol, kurarinol, neo-kurarinol, norkurarinol, formononetin. Lá chứa vitamin C 47mg%; hoa chứa 0,12% tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh, gây tăng huyết áp, co mạch và có phần nào gây ngủ, lợi tiểu và tăng bài tiết muối natri. Khổ sâm là một vị thuốc bổ đắng.

Công dụng: Khổ sâm được dùng chữa lỵ, chảy máu ruột hoàng đản, tiểu tiện không thông có máu, sốt cao hoá điên cuồng. Còn dùng làm thuốc bổ đắng cho người và trị bệnh giun và ký sinh trùng cho súc vật. Nước sắc đặc cũng được dùng rửa mụn nhọt, lở loét. Ngày dùng 10-12g dạng thuốc sắc, bột hoặc viên chia 3 lần uống trong ngày.

Đơn thuốc:

1. Đại tiện ra nhiều máu: Khổ sâm tán bột 12g, Sinh địa 20g, nấu nhừ, thêm 10g mật, rồi cho bột Khổ sâm vào, luyện viên bằng hạt ngô, chia 3 lần uống trong ngày (chiên với nước nóng).

1. Lỵ cấp tính: Khổ sâm 38-57g sắc uống chia làm 3 lần trong ngày.

3. Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc rễ Khổ sâm để rửa.

4. Viêm âm đạo do nhiễm Trichomonas: Dùng bột rắc có công thức: Rễ Khổ sâm 0,5g, glucose 0,5g và acid boric trộn lẫn. Trước tiên dùng dung dịch 1/5000 kali permanganat rửa âm đạo, lau khô, rồi rắc bột Khổ sâm pha chế như trên vào. Mỗi đợt điều trị 3 tháng, có hiệu quả nhất định. Đối với loét cổ tử cung, cũng có tác dụng nhất định. Ngoài ra còn dùng thuốc hình viên đạn, mỗi ngày dùng 1 lần.

5. Viêm tai giữa: Rễ Khổ sâm 2g, băng phiến 0,4g, dầu Thầu dầu 12g. Nấu sôi dầu, cho Khổ sâm vào, đun đến khi cháy đen, lấy ra đợi cho nguội, cho bột băng phiến vào. Rửa sạch mủ tai, rồi nhỏ dầu vào, mỗi ngày 2-3 lần.

3. Theo y học hiện đại Khổ sâm có các tác dụng:

- Chống rối loạn nhịp tim (do matrin, kurarinon), làm tăng ỉưu lượng máu động mạch vành, chống thiếu máu cơ tim, làm hạ lipid máu, chống xơ vữa động mạch.

- Chống phóng xạ, phòng trị được chứng bạch cầu giảm.

- Làm giảm hen suyễn, loại bỏ đờm.

- Lợi niệu, chống viêm, chống oxy hóa, chống dị ứng (do nhóm quinolon), làm giảm đau.

- Kháng khuẩn: ức chế đối với trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn B, tụ cầu vàng, các loại nấm ngoài da.

- Chống ung thư và hoạt động miễn dịch do một polysaccharid (SFPW1) có trong Khổ sâm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n