Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Kê

 

Cây dược liệu cây Kê, Lúa kê - Setaria italica (L.) P. Beanv

Theo Đông Y, Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; còn cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ. Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

1. Cây Kê, Lúa kê - Setaria italica (L.) P. Beanv., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Cây Kê, Lúa kê - Setaria italica (L.) P. Beanv., thuộc họ Lúa - Poaceae. Kê vàng

Kê vàng, còn gọi là kê đỏ, kê ta hay ngắn gọn là kê, tên khoa học: Setaria italica, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Loài này được (L.) P.Beauv. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1812. Đây là loài kê được trồng nhiều thứ nhì trên thế giới, và quan trọng nhất ở Đông Á. Loài cây này đã được trồng lâu đời nhất trong các loài kê, được trồng ở Trung Quốc từ thiên niên kỷ 6 trước Công nguyên. Kê ta là cây thân thảo mọc thẳng có thể cao 120-200 cm.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Kê

Mô tả: Cây thảo hằng năm, có thân mọc thành túm, có khi to, đen hay hơi phân nhánh, cao 0,50-1,80m. Lá phẳng, mềm, mọc đứng, hình dải, nhọn dài, có mép ráp hay có gai nhỏ, dài 15-50cm, rộng 1-2cm. Chuỳ hoa dạng bông, nhiều lần kép, khúc khuỷu, ở ngọn thòng xuống và hình trụ, dày đặc, tròn hay thót, ngắn ở đỉnh, dài 10-35cm, rộng 2-3cm. Quả thóc hình bầu dục, dạng cầu, màu trắng.

Bộ phận dùng: Hạt và mầm hạt (Cốc nha hay Túc nha) - Semen Setariae et Fructus Setariae Germinatus.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều để lấy hạt làm lương thực và làm thức ăn gia súc. Cây mọc nhanh, có thể mọc trên các loại đất cát vùng đồng bằng và cả ở trên các vùng núi.

Thành phần hoá học: Sau khi sấy vỏ, hạt chứa 73% hydrat carbon, 10,8% protein và 2,9% lipid. Các acid amin từ protein được giải phóng do sự lên men thấp hơn ở sữa và Lúa mì.

Tính vị, tác dụng: Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Ở Ấn độ, được xem như lợi tiểu và thu liễm. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; còn cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.

Công dụng: Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Ở Ấn độ, người ta dùng ngoài trị thấp khớp và là vị thuốc gia dụng làm dịu các cơn đau do sinh đẻ.

Ở Trung quốc, hạt dùng nấu cháo cho người đau dạ dày và bột các hạt đã rang, pha với nước mật dùng cho trẻ em bị bệnh nhọt. Cốc nha dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy miệng hôi, tỳ vị hư yếu; kém ăn; cốc nha sao dùng trị kém ăn; cốc nha tiêu dùng trị tích trệ không tiêu. Liều dùng 9-15g.

Đơn thuốc:

1. Chữa âm hư háo khát, mỏi mệt bải hoải sau những buổi thức đêm mất ngủ hay lao động, phòng dục quá độ, trong người hấp nóng, ho, mồ hôi trộm, khó ngủ: dùng hạt Kê nấu chè đường ăn thì mát khoẻ, lại sức.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c