Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Hoa hiên

 

Cây dược liệu cây Hoa hiên - Hemerocallis fulva L

Theo Đông Y Hoa hiên vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, cầm máu, thông sữa, an thai, lợi tiểu, sáng mắt. Một số nơi dùng lá và hoa hiên làm thuốc chữa chảy máu cam. Lá hái quanh năm, rễ đào vào thu đông, có khi vào mùa khác, dùng tươi hay phơi khô.

1. Hình ảnh và mô tả cây Hoa hiên - Hemerocallis fulva L., thuộc họ Hoa hiên - Hemerocallidaceae.

Hình ảnh và mô tả cây Hoa hiên - Hemerocallis fulva L., thuộc họ Hoa hiên - Hemerocallidaceae. Hoa hiên hay huyên thảo, vong ưu, nghi nam, lê lô, lộc thông, rau huyên (danh pháp hai phần: Hemerocallis fulva) là loài thực vật bản địa châu Á, từ đông Kavkaz qua Himalaya đến Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và đông nam nước Nga

Cây Hoa hiên hay huyên thảo, vong ưu, nghi nam, lê lô, lộc thông, rau huyên (Tên khoa học: Hemerocallis fulva) là loài thực vật bản địa châu Á, từ đông Kavkaz qua Himalaya đến Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và đông nam nước Nga

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao tới 1m, có nhiều rễ củ tròn, xếp thành chùm. Lá nguyên, hình dải hẹp, dài 30-60cm, rộng 2-5cm, mọc xoè ra, thường gập xuống ở phía ngọn. Hoa to màu vàng, hình phễu, mọc 5-6 cái trên một tán hoa, phân nhánh. Quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt đen bóng.

Mùa hoa 6-8 quả tháng 8-9. 

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Hemerocallis; thường gọi là Huyên thảo căn. Lá và hoa cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng ôn đới châu Âu và châu Á, được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh, lấy hoa chế Kim châm và làm rau ăn. Trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân và mùa thu.

Rễ cây được thu hái vào mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô. Lá và hoa thu hái quanh năm; lá thường dùng tươi; hoa hái lúc chớm nở, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.

Thành phần hóa học: Hoa chứa protein, chất béo, đường khử, vitamin A, C các acid amin như adenin, cholin, arginin; còn có iodin. Rễ có chứa asparagin.

Tính vị, tác dụng: Rễ có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, lương huyết chỉ huyết. Lá và hoa có vị ngọt, tính mát; có tác dụng làm yên ngũ tạng, khoan khoái trong lòng, trừ thấp nhiệt, an thai, lợi tiểu, khỏi bốc nóng, được ăn ngon ngủ yên, sáng mắt nhẹ mình.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

- Rễ được dùng chữa: 

1. Viêm bàng quang, giảm niệu, đái ra huyết; 

2. Chảy máu cam, ho ra máu; 

3. Viêm gan vàng da; 

4. Viêm vú, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa, đau răng. 

Liều dùng 5-15g dạng thuốc sắc. Có thể giã cây tươi đắp ngoài.

- Lá và hoa dùng chữa: 

1. Chảy máu cam; 

2. Đắp trị sưng vú; 

3. Động thai.

Đơn thuốc:

1. Chữa chứng vàng da do tích rượu, dùng rễ củ Hoa hiên giã nhỏ vắt lấy nước cốt uống.

2. Viêm tai giữa, dùng 15g rễ Hoa hiên tươi nấu chín với thịt lợn nạc mà ăn.

3. Viêm tuyến mang tai, dùng 30g rễ Hoa hiên tươi sắc, thêm đường mà uống.

4. Chữa động thai: Ăn canh Hoa hiên và uống nước sắc củ Gai 30g.

Ghi chú: Rễ Hoa hiên có độc nhẹ. Nếu dùng liều cao sẽ dẫn đến một số triệu chứng như đái không kiềm được, dãn đồng tử, ngưng hô hấp, mờ mắt. Vậy chỉ nên sử dụng ở liều lượng qui định.

Cây hoa hiên được trồng làm cảnh ở một vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) và Đà Lạt (Lâm Đồng). Dân gian hay dùng lá và hoa hiên nấu canh ăn, dung rễ và nụ hồng làm thuốc.

4. Một số bài thuốc thường dùng 

- Hoa: Từ lâu hoa hiên hầm với thịt gà là món ăn đặc biệt trong mâm cỗ ngày giỗ, tết. Canh hoa hiên có tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, cầm máu, mạch dạ dày, lợi tiểu. Theo Thập tam phương gia giảm của Tuệ Tĩnh, phụ nữ có thai hàng ngày ăn đều đặn canh hoa hiên và uống nước sắc rễ cây gai 30g để chữa động thai. Để cầm máu trong trường hợp chảy máu cam, lấy hoa hiên rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống, dùng bã nút vào lỗ mũi.

- Rễ: cây hoa hiên 15g để tươi, rửa sạch, giã nhỏ, thêm nước, chắt lấy nước đặc (khoảng một bát), hòa một ít mật ong để uống chữa chứng chảy máu cam do nhiệt,  dùng và rễ hoa hiên giã đắp chữa mụn nhọt.

- Lá: Lá cây hoa hiên dùng tươi cũng có tác dụng cầm máu: Cách chế biến và cách dùng như hoa.

- Chữa kinh nguyệt không đều: hoa hiên 15g, ích mẫu thảo 12g, ngảI cứu 12g, rễ củ gai 20g. sắc uống ngày một thang chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 7 ngày.

- Chữa đái buốt đái rắt: Rễ hoa hiên 15g, mã đề 12g, râu ngô 12g, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần uống trong ngày uống liền 5-10 ngày.

- Chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh: Hoa hiên 10g, lá dâu 20g. Nấu canh ăn hàng ngày.

- Chữa mất ngủ: Hoa hiên 12g, lá dâu tằm 20g, lá vông nem 10g. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc đem hoa hiên phơi khô trong râm, sao qua lửa, hằng ngày hãm uống thay chè.

- Tắc tia sữa: hoa hiên 12g, bồ công anh 40g. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng liền 7 thang.

Chú ý: Không dùng  hoa hiên để ăn sống vì sẽ bị ngộ độc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c