Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Thông tin mô tả dược liệu Ngưu bàng

 

1. Hình ảnh Ngưu bàng - Arctium lappa L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Hình ảnh Ngưu bàng - Arctium lappa L., thuộc họ Cúc - Asteraceae. cây Ngưu bàng

Mô tả: Cây thảo lớn, sống 2 năm, có thân thẳng, có khía và phân nhánh, cao 1-2m. Lá hình trái xoan, mọc thành hình hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân; phiến lá to rộng tới 50cm, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng hay lượn sóng, có nhiều lông trắng ở mặt dưới. Hoa đỏ hay tím nhạt họp thành đầu to 3-4cm; các lá của bao chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, màu xám nâu điểm hồng, có nhiều móc quặp, phía trên có một mào lông ngắn màu vàng vàng.

Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9 của năm thứ hai.

2. Thông tin mô tả dược liệu

Bộ phận dùng: Quả - Fructus Arctii, thường gọi là Ngưu bàng tử. Ở Âu châu, người ta thường dùng rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây của Âu châu, Tây Á, Sibêri, Himalaya, Nhật Bản, Angiêri. Ta nhập trồng từ năm 1959 làm thuốc ở vùng núi cao Lai Châu, Lào Cai, Nghĩa Lộ, chỉ thấy cây trồng trong vườn của đồng bào miền núi. Trồng bằng hạt. Sang năm thứ hai, khi cây có quả, thu hái cụm quả chín, phơi khô rồi lấy quả (thường gọi là hạt) dùng sống hoặc sao qua đến thơm và nổ lép bép là được. Giã nát dùng vào thuốc thang. Rễ thu hái vào mùa thu năm đầu hoặc mùa xuân năm thứ hai, dùng tươi hay phơi khô ở nhiệt độ 70o, sau khi đã chẻ dọc rễ.

Thành phần hoá học: Quả và lá chứa một chất đắng là arctiosid (arctiin) khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin; còn có lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), rễ tươi chứa tinh dầu; còn có tanin, acid stearic, một carbur hydrogen và một phytosterol. Không có glucosid, alcaloid và hoạt chất đắng trong rễ.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị cay, đắng, tính hàn; có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.

Công dụng: Cây Ngưu bàng đã được sử dụng ở nước ta từ lâu. Trong Bản thảo Nam dược, cụ Nguyễn Hoành đã nói đến việc sử dụng lá Ngưu bàng non gọi là rau Cẩm Bình nấu canh ăn rất tốt, hạt (quả) chữa phong lở, mày đay, bụng sình.

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm, cảm cúm, tinh hồng nhiệt. Đối với mụn nhọt đã có mủ và viêm tuyến lâm ba, có tác dụng thúc mủ nhanh, với đậu chẩn cũng làm cho chóng mọc. Ngày dùng 6-10g, dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Rễ thường được dùng trị mụn nhọt, cụm nhọt, áp xe, bệnh nấm da, hắc lào, eczema, loét, mất trương lực, viêm hạch, vết thương có mủ. Thường dùng dưới dạng nước sắc 40g/lít. Dùng ngoài lấy rễ tươi nấu nước rửa. Bên ngoài dùng lá tươi giã đắp trị nọc độc rắn cắn, đắp trị bệnh về phổi mạn tính, cúm kéo dài và các chứng đau khác.

3. Đơn thuốc:

1. Chữa đậu chẩn mọc chậm, viêm cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, Cát cánh 6g, Cam thảo 3g, sắc uống trong ngày.

2. Chữa cảm mạo, thuỷ thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g, sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 8g, chia 3 lần, dùng nước nóng chiêu thuốc.

3. Chữa phù thận cấp: Ngưu bàng tử (nửa sao, nửa sống), Bèo cái (sao khô) 2 vị bằng nhau, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần 5g, uống ngày 3 lần với nước nóng.

4. Arctium lappa

Arctium lappa

5. Thông tin thêm về các loại cây thuộc: Chi Ngưu bàng

Chi Ngưu bàng hay còn gọi chi Ngưu bảng, chi Ngưu báng (danh pháp khoa học: Arctium) là một chi thực vật thuộc họ Cúc(Asteraceae). Loài tiểu ngưu bảng (A. minus) mọc hoang dại trong nhiều khu vực của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Các loài ngưu bảng có các lá màu lục sẫm, chúng có thể cao tới 45 cm (18 inch). Các lá này nói chung khá lớn, to cánh, hình trứng với các lá phía dưới có hình tim, phủ lông tơ ở mặt dưới. Các cuống lá rỗng. Các loài Arctium ra hoa từ tháng Bảy tới tháng Mười.

Các đầu đầy gai của các loài thực vật này đáng chú ý là do chúng rất dễ mắc vào quần áo cũng như lông của động vật, điều này tạo ra cơ chế tuyệt vời cho sự phát tán hạt của chúng. Các móc bám của hạt gây ra kích thích và có thể tạo ra những cục "tóc" trong ruột của động vật. Tuy nhiên, phần lớn các động vật không ăn các loại cây này.

Một lượng lớn các loài trước đây đã từng được xếp vào chi này, nhưng phần lớn trong số đó hiện nay đã được chuyển sang chi Cousinia có quan hệ họ hàng gần. Giới hạn chính xác giữa Arctium và Cousinia rất khó xác định; do ở đây có tương quan chính xác giữa phát sinh loài ở mức phân tử của chúng. Các loài ngưu bảng đôi khi còn bị nhầm lẫn với các loài ké (chi Xanthium cùng họ) và đại hoàng (chi Rheum, họ Rau răm (Polygonaceae).

Rễ của ngưu bảng, cùng với các loài thực vật khác, bị ấu trùng của bướm ma (Hepialus humuli) ăn. Các loài thực vật này cũng bị ấu trùng của một số loài nhậy khác thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) như Euproctis chrysorrhoea, Coleophora paripennella, Coleophora peribenanderi, Naenia typica,Eupithecia centaureata và Odontopera bidentata phá hại.

Phần thân màu lục phía trên mặt đất của các loài ngưu bảng có thể gây ra viêm da do tiếp xúc ở người do các loại lacton (hợp chất este vòng) do chúng sinh ra.

6. Chi Ngưu bàng

Chi Ngưu bàng Ngưu bảng đầu lông (Arctium tomentosum)

7. Các loài

- Arctium lappa: Đại ngưu bảng, gobo, ngưu bảng

- Arctium minus: Tiểu ngưu bảng

- Arctium minus nemorosum (=Arctium vulgare): ngưu bảng rừng

- Arctium pubens: ngưu bảng châu Âu

- Arctium tomentosum: ngưu bảng đầu lông, ngưu bảng lông tơ

8. Sử dụng

Rễ cái của các cây ngưu bàng non có thể được thu hoạch làm rau ăn. Trong khi nó không phổ biến trong ẩm thực châu Âu ngày nay thì nó vẫn là phổ biến tại châu Á, cụ thể là trong ẩm thực Nhật Bản, tại đây A. lappa (đại ngưu bàng) được gọi là gobo (牛蒡 hay ゴボウ). Loài này được trồng để lấy phần rễ thon mảnh của chúng, có thể dài tới 1 m và đường kính 2 cm. Rễ ngưu bàng rất giòn và có vị ngọt, dịu và hơi hăng với một chút vị chát của bùn, có thể khử bỏ được bằng cách ngâm rễ đã thái nhỏ trong nước từ 5-10 phút. Các cuống chồi hoa cũng có thể thu hoạch vào cuối mùa xuân, trước khi hoa nở; hương vị của nó tương tự như của atisô, loài cây có qua hệ họ hàng gần với chúng. Một món ăn phổ biến của người Nhật gọi là kinpira gobo (ngưu bảng kim bình), bao gồm rễ ngưu bàng và cà rốt thái nhỏ, om với xì dầu, đường, rượu mirin và/hoặc rượu sake, cùng dầu vừng; một món khác là makizushi ngưu bàng (sushi trộn lẫn với rễ ngưu bàng ngâm dấm chứ không phải cá; với rễ ngưu bàng thường được nhuộm màu cam cho giống cà rốt). Trong nửa sau thế kỷ 20, ngưu bảng đã nhận được sự công nhận quốc tế cho việc sử dụng trong ẩm thực của nó do sự phổ biến ngày càng tăng của xu hướng dinh dưỡng ăn chay, làm tăng sự tiêu thụ ngưu bảng. Nó cũng chứa một lượng đáng kể chất xơ (GDF: khoảng 6 g trên 100 g), canxi, kali và các axít amin [1] và ít calo. Nó cũng chứa các polyphenol làm cho bề ngoài sẫm màu và có vị chát của bùn bằng cách hình thành các phức chất tanin-sắt nhưng vị chát này lại có sự hài hòa tốt với thịt lợn trong món súp miso (tonjiru/butajiru) và cơm thập cẩm kiểu Nhật (takikomi gohan).

Dandelion and burdock (Bồ công anh và ngưu bàng) là một loại nước giải khát phổ biến từ lâu ở Vương quốc Anh, và các công thức đích thực được các của hàng thực phẩm bổ dưỡng bán, nhưng không rõ là tại các siêu thị thì loại đồ uống có tên gọi như vậy có thực sự chế biến từ các loài cây này hay không. Người ta cho rằng ngưu bàng có chứa các chất làm gia tăng tiết sữa.

Trong y học cổ truyền, người ta cho rằng ngưu bàng có tác dụng lợi tiểu, tăng bài tiết mồ hôi và có tác dụng lọc máu. Hạt của A. lappa được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Hoa, dưới tên gọi ngưu bàng tử (tiếng Trung: 牛蒡子).

Ngưu bàng đã từng là cây thuốc được ưa chuộng trong nhiều thế kỷ và được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh. Tinh dầu chiết từ rễ ngưu bàng khá phổ biến tại châu Âu trong các loại thuốc điều trị trên da đầu như làm cho tóc bóng và khỏe hơn. Nó cũng được dùng để chống ngứa và gàu trên đầu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy tinh dầu từ rễ ngưu bàng chứa nhiều các phytosterol và các axít béo (bao gồm cả các EFA chuỗi dài rất hiếm), là các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì da đầu khỏe mạnh và tăng cường sự phát triển tự nhiên của tóc.

9. Rễ cây Ngưu bàng.

Rễ cây Ngưu bàng.

10. Ngưu bảng và băng quai nhám

Sau khi đi dạo cùng con chó của mình trong một ngày đầu thập niên 1940, George de Mestral, một nhà phát minh người Thụy Sĩ, đã rất chú ý tới các hạt ngưu bảng bám trên quần áo của ông và trên lông con chó. Dưới kính hiển vi, ông đã nhìn thấy cơ chế móc bám của nó và ông đã sử dụng cơ chế tương tự như vậy trong phát minh của mình để sáng chế ra một loại khóa dán là băng quai nhám (velcro).

11. Lev Tolstoy

Văn hào Nga, Lev Tolstoy, đã viết trong nhật ký của mình vào năm 1896 về mảnh rễ nhỏ của ngưu bảng mà ông nhìn thấy trên cánh đồng đã cày "đen đúa trong cát bụi nhưng vẫn sống và đỏ ở tâm... Nó làm tôi mong muốn được viết ra. Nó minh chứng cho cuộc sống đến lúc kết thúc, và một mình giữa cánh đồng, vì lý do này hay lý do khác nó đã xác nhận điều này".

12. Tiểu ngưu bảng (Arctium minus) trong Flora von Deutschland, Österreich und der Schweiz của Thomé, 1885

Tiểu ngưu bảng (Arctium minus) trong Flora von Deutschland, Österreich und der Schweiz của Thomé, 1885

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c