Chuyển đến nội dung chính

Những lời khuyên khi sử dụng sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh.

  Sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh là những sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả và an toàn, người dùng cần lưu ý một số điều sau: Mua sản phẩm từ địa điểm tin cậy: Sâm Ngọc Linh là loài cây quý hiếm và đang bị săn bắn trái phép, do đó người dùng nên mua sản phẩm từ địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng và tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Tìm hiểu kỹ về sản phẩm: Người dùng cần tìm hiểu kỹ về thành phần, cách sử dụng và liều lượng của sản phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng: Không nên sử dụng quá liều hoặc sử dụng sản phẩm không đúng cách vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị đau bụng, tiêu chảy hoặc có bệnh về gan, thận. Ngừng sử dụng nếu có dấu hiệu phản ứng bất thường: Nếu người dùng có dấu hiệu phản ứng bất thường như dị ứng, ngứa da, đau bụng, tiêu chảy, nôn

Dược liệu Vù hương, Gù lương, Re dầu, Re hương, Xá xị

 

1. Hình ảnh và mô tả cây Vù hương, Gù lương, Re dầu, Re hương, Xá xị - Cinnamomum parthenoxylon

Hình ảnh và mô tả cây Vù hương, Gù lương, Re dầu, Re hương, Xá xị - Cinnamomum parthenoxylon Hình là Lá và hoa cây Vù Hương

Tên Khoa học: Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.

Tên tiếng Việt:  Vù hương; Rè dầu; Re hương; Xá xị; Co chấu

Tên khác: Laurus parthenoxylon Jack; Sassafran parthenoxylon (Jack) Nees; Cinnamomum simondii Lecomte; Laurus porrecta Roxb.; Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm.;

Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 25m, nhánh non không lông, đen đen. Lá có mùi sả, có phiến bầu dục, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, đầu thon, gốc tù không có gân gốc phát triển rõ rệt, gân phụ 6-8 cặp, cuống dài 2-3cm. Chùy hoa ở nách lá, ngắn hơn lá. Hoa nhỏ màu lục trắng, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả xoan dài 8-9mm, màu đen, trên đài tồn tại hình chén có thùy cạn.

Hoa tháng 3-4 quả tháng 7-8.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá, quả - Radix, Caulis, Folium et Fructus Cinnanomi Parthenoxyli. Ở Trung Quốc, có tên là Hoàng chương, Hương chương.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta cây mọc từ Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Trị tới Quảng Nam - Ðà Nẵng.

Thành phần hóa học: Lá, gỗ thân, gỗ rễ chứa tinh dầu; hạt chứa nhiều dầu béo.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, cay, tính ấm. Rễ, thân có tác dụng ôn trung tán hàn, tiêu thực hóa trệ. Lá có tác dụng cầm máu. Quả có tác dụng giải biểu thoát nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cũng như long não, tinh dầu, dầu hạt được dùng chữa đau tê thấp. Nước pha rễ dùng thay xá xị.

Ở Trung Quốc, rễ, thân dùng trị cúm, cảm mạo, ăn uống không tiêu bụng đầy trướng, đau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, tiêu hóa không bình thường, ho gà, lỵ. Còn lá dùng trị ngoại thương xuất huyết, quả dùng trị cảm mạo sốt cao, bệnh sởi.

3. Cây vù Hương già

Cây vù Hương già

Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

Là cây đặc sản đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao: vừa cho gỗ tốt, thân và đặc biệt là rễ cho tinh dầu thơm dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao; hạt cho dầu béo và tinh dầu dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh.

4. Kỹ thuật trồng cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon)

Giá trị sử dụng: Là cây đặc sản đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao: vừa cho gỗ tốt, thân và đặc biệt là rễ cho tinh dầu thơm dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao; hạt cho dầu béo và tinh dầu dùng làm thuốc chữa được nhiều bệnh. Cây bị săn lùng và khai thác mạnh, vì mục đích thương mại nên đứng trước nguy cơ bị diệt vong (nhóm IA Nghị định 32/CP/2006). Do vậy cần sớm có biện pháp bảo tồn và phát triển thích đáng.

Hình thái: Cây gỗ cao trung bình 20-25m, đường kính 50- 60cm, tối đa có thể đạt 100cm. Thân tròn thẳng, gốc phình to, vỏ màu xám nâu, nứt từng mảnh nhỏ, vỏ dày từ 0.3-0,7cm. Cành non thô, có cạnh màu đen xám nhẵn, chồi lá hình trứng, vẩy chồi có lông màu gỉ sắt, toàn thân có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu xá xị. Lá đơn mọc so le; phiến lá nguyên, cứng, hình trứng, bầu dục hay trái xoan, dài 6-15cm, rộng 3-8cm; đầu lá có mũi tù ngắn; gốc lá hình nêm hay tù; mặt trên lá màu sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn hay lục bạc, cả hai mặt đều không có lông; gân bên 4-6 đôi, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá mảnh, dài 1,5-3cm, không có lông. Hoa lưỡng tính hợp thành cụm hình chùy hay tán, mỗi cụm có 5-10 hoa, màu trắng vàng ở đầu cành. Hoa có cuống dài 1,5- 2cm, khi thành quả cuống dài 4-6cm, bao hoa và nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả mọng hình trái xoan, cao 6-9cm, gốc có lá đài còn lại hình cốc, mép khía răng gợn sóng, khi chín màu xám vàng hay tím đen.

Đặc điểm sinh học và phân bố: Cây sinh trưởng tự nhiên trong rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, thường ở độ cao 300-900m, cây ưa sống trên đất có tầng dày, độ phì cao, tơi xốp, ẩm, thoát nước tốt và ở những nơi khuất gió. Cây ưa sáng, sinh trưởng tốt trong những rừng có mật độ trung bình. Có thể tái sinh bằng hạt hoặc chồi, tái sinh chồi mạnh. Mùa hoa quả: Ra hoa tháng 3-5, quả chín tháng 8-10. 

Re hương phân bố tự nhiên ở các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây Re hương phân bố chủ yếu ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, phổ biến ở Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước,…

Kỹ thuật tạo cây con:

* Tạo cây con từ hạt:

- Hạt lấy từ những cây trội (cây mẹ đã qua chọn lọc) ở độ tuổi thành thục về tái sinh (cho quả từ năm thứ 3 trở đi). Quả khi chín vỏ quả mềm, màu tím than, hạt mẩy. Lượng  hạt tiêu chuẩn từ 3.000 - 3.300 hạt/kg.

- Quả thu hái về ủ 2-3 ngày, rửa sạch lớp thịt quả. Rải đều hạt thành 1 lớp mỏng từ 3-5cm. Bảo quản ẩm mát (ủ hạtvào cát ẩm) có thể giữ khả năng nảy mầm của hạt được từ 1-2 tháng. Có thể bảo quản ẩm lạnh (ở 10-150C) để kéo dài thời gian sử dụng, nhưng nhìn chung đây là loại hạt  khó bảo quản, tốt nhất sau khi thu hái phải xử lý gieo ươm ngay.

- Xử lý  bằng nước ấm (2 sôi 3 lạnh), ủ trong cát ẩm 5-7 ngày đến khi hạt nứt nanh đem cấy vào bầu. Tỷ lệ nảy mầm đạt 40-60%.

- Bầu bằng túi Polyetylen (PE), tốt nhất là màu đen, có kích thước trung bình (8 x12cm). Ruột bầu là hỗn hợp giữa  85% đất có thành phần cơ giới nhẹ, đã ủ kỹ trộn với 14% phân chuồng hoai và 1% supe lân. Bầu xếp theo luống nổi, mặt luống rộng 70- 80cm. Gieo mỗi bầu một hạt đã nứt nanh. Cắm tế guột hoặc làm giàn che cho cây với độ che bóng 40-50%. Luôn tưới đủ ẩm. Sau 10- 20 ngày, cây mầm ra lá thật. Định kỳ làm cỏ phá váng và đảo bầu cho luống ươm.

- Khi cây con 3-4 tháng tuổi, cần giảm bớt độ che bóng xuống còn 20- 30% bằng cách giảm bớt tế guột hoặc nâng giàn che lên cao. Trước khi xuất vườn 1-2 tháng cần hãm cây bằng cách dỡ bỏ giàn che, ngừng bón thúc, đảo bầu và hạn chế tưới nước.

- Cần phòng ngừa nấm bệnh cho cây con. Các loại nấm như nấm gỉ sắt, nấm thối cổ rễ thường xuất hiện trong vụ đông xuân.

* Tạo cây con từ hom: Theo kết quả nghiên cứu về giâm hom Re hương tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Huỳnh Văn Kéo, Lương Viết Hùng, 2003), hom giâm cây Re hương thành công ở các ở độ tuổi khác nhau. Nếu không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng hom giâm vẫn có tỷ lệ ra rễ khá cao, tới 62%. Có thể sử dụng chất điều hoà sinh trưởng IBA, nồng độ 300ppm xử lý trong 60 phút cho tỷ lệ ra rễ 82%; với nồng độ 4.000ppm xử lý trong 5 giây tỷ lệ ra rễ đến 86%. Cây Re hương được trồng bằng hom có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, có triển vọng cao trong trồng rừng và phục hồi rừng

* Tiêu chuẩn cây con: Cây con 12 tháng tuổi, chiều cao đạt từ 30- 35cm, hoặc lớn hơn. Cây sinh trưởng tốt, hình thái cân đối, không bị sâu bệnh hại.

Kỹ thuật trồng:

* Đất trồng: Đất dưới rừng nghèo, rừng thứ sinh, đất lùm cây bụi, đất sau nương rẫy, đất vườn rừng có tầng đất dầy 30cm trở lên.

* Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng từ tháng 2-4. Vụ thu đông: tháng 8-12.

* Phương thức và phương pháp trồng:

- Có thể trồng hỗn loài theo hàng với các loài cây lá rộng khác. Xử lý thực bì nên làm cục bộ để đảm bảo cho cây con trong giai đoạn đầu không bị phơi trống.

- Trồng theo rạch: Rạch mở rộng 2- 2,5m, rạch cách rạch 6m, cây cách cây 3m. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng từ 500-1.100 cây/ha.

Chăm sóc và nuôi dưỡng: Trồng trong các thảm rừng nghèo, cây bụi, phải chăm sóc 3 năm liền. Không để dây leo, cây bụi chèn lấn, quấn ghì cây.

Năm đầu chăm sóc 1-2 lần nếu trồng vụ thu; chăm sóc 2-3 lần nếu trồng vụ xuân. Nội dung chăm sóc: Trồng dặm, phát thực bì xâm lấn, làm cỏ kết hợp xới đất, bón phân và vun gốc theo đúng định kỳ. Năm thứ 2 và 3 chăm sóc 3-4 lần với nội dung như trên. Chú ý phòng chống gia súc gây hại.

Năm thứ 3-4 , Re hương đã có chiều cao có thể hoà vào thảm thực bì phục hồi. Chủ yếu tỉa cành, phòng chống cháy, gia súc và sâu bệnh gây hại.

Cây 20-25 tuổi đường kính ngang ngực đạt 30-35cm, chiều cao 20-25m có thể khai thác, sử dụng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n