Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu Vạn tuế

 

 Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Vạn tuế



Mô tả: Cây thường xanh cao tới 1,5-2m. Lá mọc thành vòng dài tới 2m, hình lông chim; cuống lá có gai, lá chét dài 15-18cm, rộng 6mm, mũi có gai, mép cuộn lại. Cây có nón đực và nón cái riêng. Nón đực hẹp, dài 28cm, rộng 4cm, mang những nhị hình mác hẹp có bao phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20cm, có lông màu trắng hơi vàng, có phần không sinh sản rộng, chia thành nhiều dải hẹp có ngọn cong; noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt, màu da cam, dài 3cm.

Ra hoa tháng 6-7, có quả tháng 10.

Bộ phận dùng: Hạt, lá, nón, rễ - Semen, Folium, Conus et Radix Cycatis Revolutae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nhật Bản, được trồng ở Nam Trung Quốc, Ðông Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây được trồng làm cảnh khá phổ biến nhiều nơi. Thu hái các nón và hạt vào mùa hè - thu, rửa sạch phơi khô dùng dần. Lá và rễ thu hái quanh năm.

Thành phần hóa học: Thân cây chứa bột như bột cọ, chất màu, các acid béo: palmitic, stearic, oleic, behenic; và các azoxyglucosid. Hạt chứa 25% dầu, cycasin, insitol, pinitol, cholin, trigonellin, adenin, hystidin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính bình. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh. Hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ thận.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng trong các trường hợp xuất huyết, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, đau dây thần kinh, mất kinh, ung thư. Hoa dùng chữa đau thượng vị, di tinh, bạch đới, đau kinh. Hạt dùng trị huyết áp cao. Rễ dùng trị lao phổi, đau răng, đau thắt lưng, bạch đới, thấp khớp tạng thống phong, chấn thương bị thương.

Liều dùng lá và hoa 3-6g; hạt và rễ 10-15g; dạng thuốc sắc.

Ghi chú: Hạt và ngọn thân có độc; khi dùng phải cẩn thận.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d