Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu Trúc đào thơm

Cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. 

Dược liệu Trúc đào thơm Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn. Lá vỏ thân dùng làm thuốc chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt.
 Hình ảnh cây Trúc đào thơm, Bông trúc đào, có tên khoa học: Nerium indicum

Tên khác:  Giáp trúc đào, Đào lê, Trước đào.

Tên khoa học:  Nerium oleander L.

Tên đồng nghĩa: Nerium odorum Soland., Nerium indicum Mill.

Trúc đào thơm, Bông trúc đào - Nerium indicum Mill. (N. odoum Soland.), thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao 5-6m. Nhánh tròn hay có cạnh, màu xám tro. Lá mọc vòng 3 cái một hình mác hẹp, mép uốn xuống. Hoa mọc thành xim ở ngọn, dày hoa, hoa thay đổi từ màu đỏ thắm đến màu trắng, có khi ống tràng vàng và thuỳ hồng. Quả gồm hai quả đại mọc đứng, mỗi quả dài trung bình 10cm, rộng 1,5cm. 

Bộ phận dùng: Toàn cây, lá, vỏ - Herba, Folium et Cortex Nerii Indici.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở những núi thấp của lục địa Nam á châu được trồng ở các nước châu á làm cây cảnh vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thường cũng được trồng cùng Giáp trúc đào trong các công viên. Lá có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô hay tán bột.

Thành phần hoá học: Trong cây có 2 glucosid đắng là neriodoroside (nerioderine) và neriodoreside (neriodorein).

Tính vị, tác dụng: Lá vỏ thân có vị đắng, chát, tính bình, có độc mạnh. có tác dụng cường tâm (trợ tim). Toàn cây và nhựa cây lợi niệu, phát hãn, khư đàm, tán ứ chỉ thống, giải độc thấu chẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá vỏ thân dùng làm thuốc chữa suy tim. Nhựa cây dùng trị suyễn khan (háo suyễn) động kinh, đòn ngã, tâm lực suy kiệt. Có thể dùng các bộ phận khác nhau của cây để sát trùng và diệt bọ gậy. Dùng ngoài có thể trị viêm kẽ mô quanh móng tay và rụng tóc từng phần.

Cách dùng: Mỗi lần dùng 30-50mg bột lá khô, 2-3 lần trong ngày. Dùng ngoài giã lá tươi đắp. Chú ý là cây rất độc, dùng theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc và phải cẩn thận. Phụ nữ có thai không được dùng.

- Suy tim, động kinh: Lá trúc đào khô và nghiền thành bột luyện viên 50mg, dùng 2-3 lần trong ngày, rồi dùng mỗi ngày một viên để duy trì. Hoặc dùng lá chiết xuất neriolin pha rượu uống từng giọt.

Dùng ngoài, có thể chữa ghẻ lở, lấy lá tươi nấu nước đặc rửa, ngày 1 lần.

Rễ Trúc đào thơm, ở Ấn Độ được xem là có hoạt tính cao, nhưng người ta cũng dùng vỏ thân và lá để đắp ngoài trị bệnh phong cùi và các bệnh ngoài da khác. Hạt cũng gây kích thích, rất độc đối với người và động vật.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d