Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Xuyên Khung

 

Cây dược liệu cây Xuyên Khung - Ligusticum wallichii Franch

Theo Đông y, xuyên khung vị cay, tính ôn; vào kinh can, đởm và tâm bào. Có tác dụng hành khí hoạt huyết, khu phong táo thấp. Dùng cho các trường hợp đau đầu và vùng hạ sườn, đau quặn bụng, bế kinh, thống kinh. Hằng ngày dùng 4 - 12g bằng cách nấu sắc, ngâm ướp, pha hãm.

1. Hình ảnh Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Hình ảnh Xuyên khung - Ligusticum wallichii Franch., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae. Cây Xuyên Khung - Ligusticum Wallichii

Tên khác: Khung cùng, Hương thảo, Sơn cúc cùng, Hồ cùng, Mã hàm khung cùng, Tước não khung, Kinh khung, Quý cùng, Phủ khung, Đài khung, Tây khung, Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung, Giả mạc gia.

Tên khoa học: Ligusticum Wallichii Franch

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm. Thân rỗng hình trụ, cao 40-70cm; mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân, 3-5 đôi lá chét có cuống dài, phiến rạch sâu. Cụm hoa tán kép, mỗi tán 10-24 hoa có cuống phụ ngắn chừng 1cm. Hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi hình trứng.

Hoa tháng 7-8, quả tháng 8-9.

2. Thông tin mô tả dược liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Ligustici, thường gọi là Xuyên khung

Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc, ta nhập trồng ở nơi khí hậu mát thuộc các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phú, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lâm Ðồng, Kon Tum. Trồng bằng hạt hoặc bằng mầm rễ vào tháng 1-2; đến tháng 11 năm sau (trồng được hai năm), khi thấy cây đã lụi hết lá, chỉ còn vài lá ngọn thì thu hoạch. Ðào củ, cắt bỏ rễ và cuống, cành lá, phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến thật khô. Củ thường có vỏ ngoài đen vàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, chắc, nặng. Khi dùng đem rửa sạch, ủ 2-3 ngày đêm (hoặc có thể đồ trong 3 giờ) cho mềm. Thái lát hoặc bào mỏng 1-2mm. Phơi khô hoặc sấy nhẹ, rồi sao thơm, hay tẩm rượu 1 đêm rồi sao qua. Bảo quản trong thùng kín, nơi khô ráo, phía dưới lót vôi bột; định kỳ sấy diêm sinh.

Thành phần hóa học: Có alcaloid bay hơi và tinh dầu; trong đó có ferulic acid, 4 hydroxy -3- butylphthalide, senkyunolide, ligustilide, tetramethylpyrazine, chuanxiongol, sedanic acid.

Tính vị, tác dụng: Xuyên khung có vị cay thơm, tính ấm; có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí chỉ thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh đau bụng, ngực bụng đầy trướng, nhức đầu, cảm mạo, phong thấp tê đau. Liều dùng 4-12g sắc uống, thường trị phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

1. Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng, kinh chậm kỳ, màu sắc nhạt và sau khi sinh đau dạ con: Dùng Xuyên khung, Ðương quy đều 10g, sắc uống.

2. Chữa nhức đầu, chóng mặt: Xuyên khung 6g, Tế tân 2g, Hương phụ 3g, nước 300ml. Sắc còn 100ml chia 3 lần uống trong ngày.

3. Chữa phong thấp viêm khớp phát sốt ớn lạnh, đau nhức: Xuyên khung, Bạch chỉ, Ngưu tất đều 12g, Hoàng đằng 8g, sắc uống.

Ghi chú: Không dùng độc vị. Dùng lâu có thể bị chứng hay quên (kém trí nhớ).

3. Theo Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

1. Tác dụng đối với tim: Trên thực nghiệm ếch hoặc cóc đối với tim cô lập hay chỉnh thể với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Nồng độ cao, có tác dụng ngược lại ức chế tim làm giãn tim và tim ngừng đập.

2. Đối với tuần hoàn mạch vành: Chất chiết xuất của Xuyên khung có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy cơ tim.

3. Thuốc làm giãn mạch ngoại vi và hạ áp: nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất ancaloit chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào bao tử của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do viêm thận hoặc huyết áp cao kiểu coctison đều có tác dụng hạ áp. Đơn độc dùng Xuyên khung không có tác dụng hạ áp rõ rệt, nhưng tác dụng gia tăng tác dụng hạ áp của resecpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết quản ngoại vi, tăng lưu lượng máu của động mạch chủ và chân, tăng số lượng hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn.

4. Thuốc có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu và sự hình thành máu cục.

5. Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não, do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng đau nửa đầu, có tác dụng điều trị chứng điếc tai bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da.

6. Thuốc có tác dụng an thần rõ rệt: dùng nước sắc Xuyên khung thụt vào bao tử chuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, làm tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ natri barbital và tác dụng đối kháng với cafein hưng phấn trung khu thần kinh.

7. Tác dụng đối với cơ trơn: liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tử cung cô lập của thỏ mang thai, lượng lớn trái lại làm cơ tê liệt. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hòa lan cũng có tác dụng tương tự, lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột và lượng lớn làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, acid A ngùy và thành phần lipit nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự.

8. Xuyên khung còn có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, còn có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n