Chuyển đến nội dung chính

Những lời khuyên khi sử dụng sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh.

  Sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh là những sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng và sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả và an toàn, người dùng cần lưu ý một số điều sau: Mua sản phẩm từ địa điểm tin cậy: Sâm Ngọc Linh là loài cây quý hiếm và đang bị săn bắn trái phép, do đó người dùng nên mua sản phẩm từ địa điểm uy tín để đảm bảo chất lượng và tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Tìm hiểu kỹ về sản phẩm: Người dùng cần tìm hiểu kỹ về thành phần, cách sử dụng và liều lượng của sản phẩm trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sử dụng đúng liều lượng: Không nên sử dụng quá liều hoặc sử dụng sản phẩm không đúng cách vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên sử dụng Sâm Ngọc Linh cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị đau bụng, tiêu chảy hoặc có bệnh về gan, thận. Ngừng sử dụng nếu có dấu hiệu phản ứng bất thường: Nếu người dùng có dấu hiệu phản ứng bất thường như dị ứng, ngứa da, đau bụng, tiêu chảy, nôn

Cây dược liệu cây Xương khô

 

Cây dược liệu cây Xương khô, San hô xanh, Cành giao - Euphorbia tirucalli L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiceae.

Theo Đông Y, Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương (Viện Dược liệu); rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng.

1. Cây Xương khô, San hô xanh, Cành giao - Euphorbia tirucalli L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiceae.

Cây Xương khô, San hô xanh, Cành giao - Euphorbia tirucalli L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiceae. Cây xương khô còn gọi là lục ngọc thụ, quang côn thụ, thanh san hô, san hô xanh, cành giao. Tên khoa học Euphorbia tirucalli L., (E. viminalis Mill, E. rhipsaloides Lem).

Hiện nay được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam làm cảnh và làm hàng rào vì người ta cho rằng ai vô ý để nhựa cây này bắn vào mắt có thể bị mù. Người ta hái cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Mùa hái: quanh năm.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Xương khô

Mô tả: Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, dài 12-16mm, rộng 2mm. Cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Euphorbiae Tirucalli.

Nơi sống và thu hái: Loài nguyên sản ở châu Phi (Madagascar), được nhập trồng làm cây cảnh, có khi được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: Cây chứa euphorbon; từ nhựa tươi đã tách được isoeuphorol, từ nhựa khô có một ceton là euphorone.

Tính vị, tác dụng: Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Nhựa này sẽ khô đặc lại ngoài ánh nắng và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau.

Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng duốc cá.

Ở Inđônêxia cũng dùng nhựa trị bệnh ngoài da, rò, mụn mủ, bướu, táo bón và làm thuốc tẩy.

Ở Thái Lan, nhựa tươi cũng được dùng ngoài trị mụn cóc.

Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương (Viện Dược liệu); rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng.

Ở nhiều nước (Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin,... ) người ta dùng cây và nhựa để duốc cá.

Cách dùng: Nhựa thường dùng bôi; cành và rễ dùng dưới dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc: Chữa đau răng: Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°. Mỗi lần dùng một thìa cà phê (15ml) cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần. (Ðỗ Tất Lợi).

3. Thông tin tham khảo thêm về cây Xương khô

Thông tin tham khảo thêm về cây Xương khô Tại Việt Nam thường người ta chỉ trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có nhựa độc.

Mới đây người ta đang nghiên cứu trồng cây xương khô để làm nguyên liệu khai thác dầu hỏa.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây

  Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây Tên khoa học:  Globodera rostochiensis Wollenweber, 1923,G.pallida Stone, 1973           Là một trong những loài tuyến trùng hại khoai tây. Nếu cây bị nhiễm làm cho cây phát triển còi cọc, lá héo có thể làm chết cây. Nhiễm ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại năng suất củ lên đến 80%. 1. Nguồn gốc           Bệnh tuyến trùng bào nang hại khoai tây là do tuyến trung G.pallida gây nên. Loại tuyến trùng này là loài phi bản địa có nguồn gốc từ Châu Âu. Lần đầu tiên phát hiện ở miền đông Idaho trong tháng 4 năm 2006. Cho đến nay, nó được phát hiện thấy và bị hạn chế tại 17 cánh đồng bị nhiễm khuẩn đại diện cho tổng số 1.916 mẫu Anh ở Bingham và Bonneville của Idaho. Mặc dù G.pallida bị giới hạn phân bố địa lý, sự hiện diện của chúng trong đất trồng tại mỹ đã có tác động sâu rộng làm đóng cửa, hạn chế thị trường xuất khẩu, giảm giá trị đất nông nghiệp và các khó khăn kinh tế khác. 2. Triệu chứng           Triệu chứng thể hiện lá biến vàng, l

Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô

  Bệnh lùn sọc đen hại lúa, ngô Tên khoa học:  SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus)            Để hạn chế tối đa ảnh hưởng,giảm mức thiệt hại do bệnh gây ra, người dân cần thiết áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng trừ kịp thời ngay từ đầu vụ mới có thể đảm bảo năng suất lúa, ngô. 1 Triệu chứng gây hại 1.1 Gây hại trên cây lúa - Khi bắt đầu nhiễm bệnh rễ cây vẫn phát triển bình thường, về sau rễ kém phát triển dần, ngắn và sau đó chết. - Triệu chứng điển hình để nhận biết được xác định ít nhất 2 tuần qua môi giới truyền bệnh là rầy mang virus chích hút vào cây lúa khỏe. - Cây bị bệnh thường thấp lun, lá xanh đập hơn bình thường. Lá lúa bị xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn nhỏ, gân chính trên bẹ lá cũng bị phồng sưng. - Nếu cây bị nhiễm ở giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây nhiễm bệnh thường nảy chồi trên đối thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân mọc nhiều u sáp và bọc đen. Ở giai đoạn lúa trỗ, triệu c

Cây dược liệu Dây bông xanh

  Cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb Dược liệu Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Vỏ rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, đụng giập. Lá sắc uống dùng trị đau dạ dày. Dây và lá dùng đắp ngoài trị rắn cắn, đinh nhọt.   Hình ảnh cây Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora Dây bông xanh, Bông báo - Thunbergia grandiflora (Roxb. ex Rottl.) Roxb., thuộc họ Dây bông xanh - Thunbergiaceae. Bộ phận dùng:  Vỏ rễ, dây và lá -  Cortex Radicis, Caulis et Folium Thunbergiae . Nơi sống và thu hái:  Cây của vùng Đông Dương, mọc hoang ở đồng bằng và vùng núi nhiều nơi khắp nước ta. Cũng được trồng làm cây cảnh. Thu hái rễ vào mùa hè thu, tách lấy vỏ và bỏ lõi gỗ. Thu hái dây và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm để dùng dần. Tính vị, tác dụng:  Dây bông xanh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu sưng, tiêu viêm, làm lành vết thương. Công dụng, chỉ định và phối hợp:  Vỏ rễ dùng chữa đòn n