Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Sen

 

Cây dược liệu cây Sen - Nelumbo nucifera Gaertn

Theo y học cổ truyền, dược liệu Sen Hạt Sen: Vị ngọt, tính bình. Hạt Sen: Chữa các bệnh đường ruột như tỳ hư, tiết tả, lỵ; di mộng tinh, đới hạ, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn ít ngủ...

Thông tin mô tả chi tiết công dụng, tác dụng và cách dùng các bộ phận từ cây dược liệu Sen

Sen - Nelumbo nucifera Gaertn., thuộc họ Sen - Nelumbonaceae.

Mô tả: Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ (Ngó Sen), từ đó mọc lên những lá có cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng có nhiều nhị (Tua Sen) và những lá noãn rời, các lá noãn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (Gương Sen) Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (Tâm Sen) gồm 4 lá non gập vào trong

Bộ phận dùng:

- Hạt Sen: là phần màu trắng bên trong vỏ cứng của quả Sen, sau khi đã bỏ cả chồi mầm - Semen Nelumbinis, thường gọi là Liên tử

- Tâm Sen: là mầm xanh ở chính giữa hạt Sen - Plumu Nelumbinis, thường gọi Liên tử tâm

- Gương Sen: là đế của hoa đã lấy hết quả, phơi khô Receptaculum Nelumbinis, thường gọi Liên phòng

- Tua nhị Sen: là chỉ nhị của hoa Sen đã bỏ gạo Sen - Stamen Nelumbinis, thường gọi Liên tu

- Lá sen - Folium nelumbinis thường gọi là Hà Diệp

- Mấu ngó Sen - Nodus Nelumbinis Rhizomatis, thường Ngẫu tiết

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Malaixia, châu Ðại dương và vùng Ðông Dương, mọc hoang và cũng được trồng nhiều. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hoá học:

- Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine, isoliensinine.

- Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% - 1,06%, như liensinine, isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).

- Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C 0,017%.

- Tua nhị Sen có tanin.

- Lá Sen có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin liriodnin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.

- Ngó Sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin.

Tính vị, tác dụng:

- Hạt Sen: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ tinh.

- Tâm Sen: Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ.

- Gương Sen: Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu.

- Tua nhị Sen: Vị chát, tính ấm; có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết.

- Lá Sen: Vị đắng, tính mát; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử,

lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết.

- Ngó Sen: Có tác dụng cầm máu, tráng dương, an thần.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

- Hạt Sen: Chữa các bệnh đường ruột như tỳ hư, tiết tả, lỵ; di mộng tinh, đới hạ, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn ít ngủ. Ngày dùng 12-20g có thể đến 100g, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Là thực phẩm cao cấp để dùng cho người già yếu, trẻ con hoặc dùng chế biến các món ăn quý, chất lượng cao như làm mứt, nấu chè; là phụ liệu cho các món ăn dân tộc như bánh phồng tôm.

- Tâm Sen: Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt mất ngủ. Dùng 1,5-3g.

- Gương Sen: Chữa chảy máu tử cung, băng huyết, đau bụng dưới do máu ứ, ỉa ra máu, dỏi ra mỏu. Dùng 10-15g. Trong các bài thuốc chữa băng huyết, rong huyết, thường có kèm gương Sen bên cạnh các vị thuốc khác.

- Tua nhị Sen: Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ bạch đới, đái dầm, đái nhiều. Dùng 3-10g.

- Lá Sen: trị say nóng, viêm ruột, nôn ra máu dạ dày, chảy máu cam và các chứng chảy máu khác. Dùng 5-12g sấy trên than hoặc ngày dùng độ 1 lá, sắc nước uống. Còn dùng chữa chứng béo phì; dùng 15g lá Sen rửa sạch đun với nước sôi trong 50 phút hoặc hãm với nước sôi trong 10 phút, mỗi sáng uống 1 ấm.

- Ngó Sen: Dùng chữa bệnh sốt có khát nước và dùng cầm máu (ỉa ra máu, đái ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đẻ xong xuất huyết) và trị bạch đới, ỉa chảy. Dùng ngó Sen 5-12g phơi khô sắc uống hàng ngày. Cũng có thể giã tươi lấy nước uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c