Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Sấu

 Cây dược liệu cây Sấu, Sấu trắng, Long cóc - Dracontomelon duperreanum Pierre

Theo Đông Y, Quả sấu có vị chua, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng kiện vị sinh tân, tiêu thực, chỉ khát. Quả Sấu cũng dùng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau. Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét, hoại tử. Vỏ thân dùng trị bỏng và tử cung xuất huyết

1. Cây Sấu, Sấu trắng, Long cóc - Dracontomelon duperreanum Pierre, thuộc họ Ðào lộn hột - Anacardiaceae.


2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Sấu

Mô tả: Cây to, có thể cao tới 30m, thường xanh; cành nhỏ có cạnh và có lông nhung mào tro. Lá mọc so le, kép lông chim dài 30-45cm, mang 11-17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn, dài 6-10cm, rộng 2,5-4cm, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. Cụm hoa chùm ở ngọn hay gần ngọn; hoa nhỏ, màu xanh trắng, có lông mềm. Quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ 2cm, khi chín màu vàng sẫm; hạt 1.

Ra hoa mùa xuân - hè và có quả vào mùa hè thu.

Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ - Fructus, Folium et Cortex Dracontomeli Duperreani.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở rừng nửa rụng lá, trên đất đỏ sâu hoặc sâu trung bình giữa 200-600m từ Lạng Sơn, Bắc Thái tới vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung bộ; ít gặp ở vùng thượng du Nam bộ. Cây cũng thường được trồng ở nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy quả, ưa trồng ở nơi đất cát pha. Thu hái quả vào tháng 7-9; rửa sạch, dùng tươi nấu canh hay lấy cơm quả làm tương giấm hay mứt sấu.

Thành phần hoá học: Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị chua, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng kiện vị sinh tân, tiêu thực, chỉ khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Sấu xanh dùng nấu canh chua. Khi luộc rau muống, người ta thường cho quả Sấu vào để có được bát canh vừa chua vừa ngọt. 

Canh Sấu cho người bệnh ăn có tác dụng làm ngon miệng và cũng tăng cường tiêu hoá. 

Quả Sấu chín dùng ăn hay làm mứt Sấu chữa bệnh ngứa cổ khó chịu, làm long đờm, thanh giọng. 

Nếu hấp với đường dùng làm thuốc giải khát. 

Giầm với Gừng, đường và ớt thành món ăn có tác dụng tiêu thực. 

Quả Sấu cũng dùng trị bệnh nhiệt miệng khát, giải say rượu, chữa phong độc khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sưng lở, ngứa hoặc đau. Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét, hoại tử. Vỏ thân dùng trị bỏng và tử cung xuất huyết (theo công năng).

Phụ nữ non nghén, nấu canh quả Sấu ăn với cá diếc hay thịt vịt cũng chóng lành.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng quả giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu; còn vỏ rễ được dùng trị sưng vú.

Ðơn thuốc: 

Chữa ho: Dùng 400g cùi Sấu ngậm với ít muối hoặc sắc nước rồi cho đường đủ ngọt, uống 2-3 lần trong ngày. 

Hoặc dùng 8-20g hoa, quả, nước 300ml sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.

 Hoặc dùng hoa hấp với mật ong để làm thuốc chữa ho cho trẻ em.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c