Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Sau sau

 

Cây dược liệu cây Sau sau, Sau trắng, Cây cổ yếm, Cây lau thau - Liquidambar formosana Hance

Theo Đông y, quả có vị đắng, mùi thơm, tính bình; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Lá: vị đắng, tính bình; tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết. Nhựa: vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau. Rễ: vị đắng, tính ấm; tác dụng khứ thấp, chỉ thống. Quả có tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, tiểu tiện khó, mề đay, viêm da, chàm.

1. Cây Sau sau, Sau trắng, Cây cổ yếm, Cây lau thau - Liquidambar formosana Hance, thuộc họ Sau sau - Altingiaceae.

 Sau những bữa ăn ngày tết ngấy mỡ, đây là món rau ăn rất ngon, nó có mặt ở hầu hết mọi nơi của xứ Lạng.

Sau sau, còn gọi là sau trắng, sâu trắng, phong hương, bạch giao, bạch giao hương, cây thau, trao, chao, cổ yếm, sâu cước, chà phai, mâng deng (tên khoa học: Liquidambar formosana), là một loài thực vật thuộc họ Tô hạp.. Loài này được Henry Fletcher Hance miêu tả khoa học đầu tiên năm 1866.

2. Mô tả cây

Cây to cao 20-25 (30)m. Lá mọc so le, có cuống dài, lá non màu hồng; phiến lá xẻ 3 thuỳ, có khi 5 thuỳ hình tam giác, dài 6-12cm, rộng 9-17cm ở gốc; gân lá chân vịt, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm hình dải. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực họp thành đầu tập họp thành chuỳ ở ngọn; hoa cái đơn độc hình cầu, có cuống dài thòng xuống. Quả phức hình cầu đường kính 3cm, gồm nhiều quả nang, nằm đầu một cuống dài 3-9cm. Hạt hình bầu dục có cánh, lởm chởm những vòi nhuỵ cùng lớn và hoá gỗ.

Hoa tháng 3-4, quả tháng 9-10.

3. Thông tin mô tả công dụng và tác dụng, Dược Liêu

Bộ phận dùng: Quả, lá, nhựa, rễ - Fructus, Folium, Resina et Radix Liquidambaris. Ở Trung Quốc, quả có tên là Lộ lộ thông; nhựa là Phong hương chí, lá là Phong hương diệp và rễ là Phong hương căn.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc, Việt Nam. Là cây tiên phong sau nương rẫy, gặp phổ biến trên các rừng thưa và savan cây gỗ ở Bắc bộ và Trung bộ nước ta. Vào mùa khô, cây thường chuyển màu lá và rụng lá. Thu hái quả vào mùa đông phơi khô dùng.

Thành phần hoá học: Nhựa màu vàng nhạt, chứa acid cinnamic, cinnamyl cinnamat và l-bocneola.

Tính vị, tác dụng:

- Quả có vị đắng, tính bình, mùi thơm; có tác dụng khư phong hoạt lạc, lợi thuỷ thông kinh.

- Lá có vị đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết.

- Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng thông khiếu, khai uất, khư đàm; lại có tác dụng hoạt huyết giảm đau, chỉ huyết sinh cơ.

- Rễ có vị đắng, tính ấm; có tác dụng khư thấp, chỉ thống.

Công dụng:

- Quả được dùng chữa 1. Phong thấp đau nhức khớp xương, tâm vị trướng đau; 2. Thuỷ thũng đầy trướng, đái khó; 3. Kinh nguyệt không đều, thiếu sữa; 4. Mày đay, viêm da, chàm.

- Lá dùng chữa viêm ruột, lỵ, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam; dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema.

- Nhựa dùng trị trúng phong ho đàm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, khạc ra máu, chảy máu cam, vết thương chảy máu, đòn ngã tổn thương. Nhựa còn được dùng làm thuốc uống trong làm sạch mủ mụn nhọt và khỏi đau răng.

- Rễ dùng chữa đau thấp khớp và đau răng.

Liều dùng: quả 3-10g và rễ, lá 15-30g, dạng thuốc sắc. Nhựa dùng với liều 1,5-3g giã nát thành bột và chiên với nước.

Đơn thuốc:

1. Chữa vết thương đứt chém chảy máu: Lấy nhựa Sau sau bôi.

2. Chữa đau răng, sâu răng: Lấy nhựa Sau sau đốt cháy, tán nhỏ xỉa răng.

3. Chữa lở ngứa ngoan cố, mày đay, nổi mẩn: Dùng lá hay vỏ cây Sau sau nấu nước tắm rửa.

4. Chữa phong thấp, lưng gối đau trệt, tay chân co quắp, toàn thân tê buốt: Dùng quả Sau sau 20g sắc uống, hoặc thêm hoa Thông hay lõi Thông (Tùng tiết) 20g cùng sắc uống. Lưu ý, phụ nữ có thai không được dùng.

5. Chữa mụn nhọt, sưng lở, bị thương đau nhức hay chảy máu, phong thấp sưng đau: Dùng nhựa Sau sau, nhựa Thông mỗi vị 40g, sáp Ong, dầu Vừng mỗi thứ 10g, đun lên quấy loãng ra, bắc xuống để nguội dùng xẻng đánh đều, đặt lên trên giấy mà dán vào chỗ đau.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c