Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Cây dược liệu cây Dứa gỗ

 

Cây dược liệu cây Dứa gỗ - Pandanus odoratissimus L.f.

Theo Đông Y Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Rễ dùng trị: Cảm mạo phát sốt; Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu; Viêm gan, xơ gan cổ trướng; Viêm kết mạc mắt.

1. Cây Dứa gỗ - Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại - Pandanaceae.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Dứa gỗ

Mô tả: Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải, dài 1-2m, trên gân chính và 2 bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau. Hoa rất thơm, bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô.

Ra hoa quả vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Rễ, quả, hạt và lá - Radix, Fructus, Semen et Folium Pandani.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố rộng trên các bờ biển của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc (Hồng Kông, Đài Loan), Nam quần đảo Ryu Kyu Malaixia, Micronesia và Philippin. Dứa dại thường phân bố trên các bãi ẩm có cát, trong các rú bụi ven biển, dọc bờ ngòi nước mặn; rừng ngập mặn, cũng phân bố trong đất liền, ở vĩ độ thấp, dọc theo các sông, khắp nước ta, từ Hoà Bình, Quảng Ninh, Nam Hà tới Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, Kiên Giang. Rễ thu hái quanh năm; thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất, đem về thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần. Thu hái quả vào mùa đông dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Hạt phấn hoa và lá bắc rất thơm, khi chưng cất, người ta thu được nước thơm và hương liệu. Các phần ngoài của hoa (lá bắc) chứa tinh dầu mà 70% là methyl ether của b-phenylethyl alcohol. Hoa nở chứa 0,1-0,3% tinh dầu chứa benzyl benzoate, benzyl salicylate, benzyl acetate, benzyl alcohol, geraniol, linalool, linalyl acetate, bromostyren, guaiaco,l phenylethyl alcohol và aldehyd.

Tính vị, tác dụng: Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc. Lá có vị đắng, cay, thơm, tinh dầu có tính kích thích, sát trùng. Ở Thái Lan, rễ được xem như hạ nhiệt, làm long đờm, lợi tiểu; còn cụm hoa đực là thuốc trợ tim.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ dùng trị 

1. Cảm mạo phát sốt; 

2. Viêm thận, thuỷ thũng, nhiễm trùng đường tiết niệu; 

3. Viêm gan, xơ gan cổ trướng; 

4. Viêm kết mạc mắt. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Quả trị lỵ và ho. Dùng 30-90g, dạng thuốc sắc. Hạt dùng trị viêm tinh hoàn, trĩ. Dùng 30-60g, dạng thuốc sắc.

Ở Ấn Độ, lá được dùng trị bệnh phong, phó đậu, giang mai, ghẻ và bệnh bạch bì. Tinh dầu lá dùng trị bệnh đau đầu và thấp khớp. Cũng cần lưu ý là lá dứa gỗ có thể dùng lấy sợi dệt. Hạt có thể ăn được, cùi quả nếu nấu kỹ để loại bỏ các tinh thể oxalat Ca, có thể dùng ăn. Còn hương liệu từ hoa và lá bắc, nếu thêm dầu dừa (hoặc sáp ong trong và dầu cây Ươi) dùng làm mỹ phẩm bôi môi. Có khi người ta còn dùng chồi non ở ngọn làm rau ăn như nõn dừa; phần gốc trắng và mềm của lá dứa gỗ cùng ăn được.

Đơn thuốc:

1. Lợi tiểu, có thể sắc chung với rễ Dứa.

2. Chữa tiêu vàng, nóng gắt; dùng rễ Dứa gỗ 15g, Rau Dừa nước 15g, Râu ngô 10g, vỏ Quít 5g. Đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, ngày uống 1 thang (An Giang).

3. Thuốc bổ và dễ tiêu hoá cho phụ nữ thai sản; dùng rễ Dứa gỗ phối hợp với vỏ cây Chòi mòi, nấu nước uống.

4. Viêm thận phù thũng; dùng rễ Dứa gỗ 30-60g nấu với thịt ăn (Trung Quốc).

5. Viêm tinh hoàn: dùng hạt Dứa gỗ, Tía tô, lá Hồng bì với lượng vừa đủ đun sôi rửa.

6. Sỏi thận: dùng hạt Dứa gỗ 10g, hạt Chuối hột 10g, Kim tiền thảo 15g, củ Cỏ ống 10g, sắc nước uống ngày 1 thang (An Giang).

Nhân dân còn dùng rễ chùm của cây Dứa gỗ sao lên sắc uống trị chứng mất ngủ, nhức đầu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c