Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Thông tin miêu tả cây dược liệu Trầm hương, cây dó bầu

 

1. Hình ảnh rừng Cây dó bầu - Aquilaria crassna

Hình ảnh rừng Cây dó bầu - Aquilaria crassna

Trầm hay trầm hương, trầm dó, dó bầu, dó núi (danh pháp khoa học: Aquilaria crassna) là một loài thực vật thuộc họ Trầm. Loài này phân bố ở Đông Nam Á và đảo New Guinea. Tại Việt Nam, cây trầm phân bố ở Hà Giang đến Phú Quốc

Tên Khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte

Tên tiếng Việt: Trầm; Trầm hương; Trầm dó; Dó bầu; Gió núi.

Tên khác: Aquilaria agallocha auct, non Roxb.;

Tên nước ngoài: Agarwood, Malayan aloeswood, Malayan eaglewood (Anh). Bois d’aigle, Calambac, Calambour (Pháp). Tuchenxiang (tiếng phổ thông Ch’en Hsiang) (Trung Quốc). Crassna, Krassna, Kresna, Chan krassna, Klampeok (Campuchia). Gaharu, Tengkaras, Mengkaras (Inđônêxia).

MÔ TẢ: Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (celluloz), nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa. Lá đơn, mọc cách (so le); cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù; chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận cùng có mũi; gân bên 15 – 18 đôi, thay đổi thất thường, khá rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2 – 3 cm. Hoa nhỏ, mẫu 5; đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông thưa; mặt trong gần như nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài hình trứng thuôn, dài 12 – 15 mm. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược, hình quả lê, dài 4 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có một hạt.

2. Sự phân bố của trầm hương trong tự nhiên:

Trong tự nhiên giống cây Aquilaria, tức cây trầm hương, phân bố khắp các nước vùng Châu Á từ Trung - Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông Nam Á…
- Ở vùng Trung – Cận Đông cây trầm hương mọc nhiều trên những rặng núi hiểm trở phía nam Ả Rập.

Ở Trung Quốc trầm hương mọc tập trung ở một số tỉnh miền nam, nhiều nhất là Quảng Đông và Hải Nam, nhưng chất lượng trầm không cao (Thổ Trầm). Vùng này có 3 loài chính, đó là: Aquilaria grandiflora Bth, Aquilaria sinensis Merr, Aquilaria yunnanensis S.C. Huang.
 Ở vùng Nam Á cây trầm hương có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria khasiana H. Hallier

Ở Việt Nam cây trầm hương phân bố tại các địa bàn như:

Phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc.
Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẳng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú yên, Khánh Hòa.
Tây Nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk.
Miền Nam: Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Đảo Phú Quốc.
Đặc biệt thấy nhiều trên suốt chiều dài của dãy Trường Sơn, song do sự khai thác bừa bãi của dân, đến nay chỉ còn thấy cây Dó Bầu ở những vùng xa xôi, đầu nguồn rừng già.

3. Đặc điểm hình thái :

Thân cây: Cây dó bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m, nhưng phổ biến nhất là từ 15-25m, đường kính thân khoảng 60cm, vỏ ngoài nhẵn, màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ (cellulo) và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỉ trọng 0.395. Cành non phủ lông mềm màu vàng xám

Lá: Lá đơn, mọc cách (so le), có hình bầu dục, hình trứng hay hình ngọn giáo, nhọn ở gốc thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15 cm, rộng 4-6 cm. Mặt trên phiến lá nhẵn bóng có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông mềm. Cuống lá dài từ 4-5mm cũng có lông.

Hoa: Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá, hoa màu trắng tro. Đài hoa hình chuông (loa kèn) có lông ở miệng.

Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm. Vỏ quả mở thành hai mảnh xốp (khi chín tự tách ra), mỗi quả có từ 1-2 hạt.

Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên trong mềm có chứa nhiều dầu. Một đặc điểm cần chú ý là hạt dó bầu có đời sống rất ngắn (short-lived), không lưu trữ lâu ngày được. Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều kiện ẩm độ thích hợp là nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.

Thời gian ra hoa kết trái: Cây dó bầu sau trồng khoảng 4-5 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời gian ra hoa có khác nhau. Ở Miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam thời gian ra hoa tháng 2, trái chín tháng 5 – tháng 6 dương lịch.

4. Công dụng

Trầm là một sản phẩm đặc biệt, nổi tiếng, quý, hiếm; do có chứa nhựa dầu được tạo thành trong lõi, gỗ của những cây già hay cây bị bệnh. Các loài Trầm hương – A. crassna (phân bố ở Đông Dương), A. malaccensis(phân bố từ Ấn Độ đến Đông Nam Á) và A. sinensis (Lour.) (sinh trưởng ở miền Nam Trung Quốc) đều là nguồn cung cấp trầm có giá trị và quan trọng nhất của chi Trầm.

Trên thị trường rất khó phân biệt sản phẩm trầm từ 3 loài này, và thực tế chung cùng có tên gọi chung là “trầm” và cùng được sử dụng tương tự nhau.

Hương thơm hấp dẫn của Trầm khi cháy đã được đánh giá rất cao ở nước ta, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước Châu Á từ hàng ngàn năm trước đây. Trầm được sử dụng là hương thắp trong các dịp lễ hội của các tín đồ đạo Phật, đạo Khổng và đạo Hinđu… ở khắp các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Tại Thái Lan, Trầm được sử dụng khi hoả táng thi hài người chết. Còn ở Nhật Bản, hương trầm lại rất được coi trọng trong các dịp lễ hội uống chè. Các vua quan phong kiến nước ta từ xưa đã dùng Trầm làm vật phẩm để cúng tiến.

Tinh dầu trầm có giá trị đặc biệt, được dùng trong công nghệ chế biến các loại chất thơm, các loại nước hoa cao cấp, đắt tiền. Mùi của trầm vừa phản phất mùi của tinh dầu đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Các hoá mỹ phẩm có chứa tinh dầu trầm rất được ưa chuộng, đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Ấn Độ.

Lớp vỏ trong ánh bạc ở thân cây có thể bóc được từng mảng lớn, phẳng và bền. Đây cũng là sản phẩm quý mà trước đây các tín đồ tôn giáo ở Ấn Độ, Sumatra (Indonesia) đã dùng làm giấy sao chép kinh thánh hoặc may các bộ quần áo sang trọng và gói bọc thi hài.

Trong y học cổ truyền ở nước ta, Trầm hương được coi là vị thuốc quý,  hiếm, có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận; có tác dụng giáng khí, nạp thận, bình can, tráng nguyên dương; được dùng chủ yếu để chữa các bệnh đau ngực, bụng, nôn mửa, bổ dạ dãy, hen suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu và khó thở.

Trong y học ở phương Tây, ở Ấn Độ và Trung Quốc, hương trầm được sử dụng để điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là với bệnh ung thư tuyến giáp trạng.

Y học cổ truyền Trung Quốc coi Trầm là vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh đau bụng, tiêu chảy, hoen suyễn, kích dục, tráng dương và tiêu hoá tốt.

Nền y học dân tộc Thái Lan lại dùng Trầm để điều trị các bệnh tiêu chảy, lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn, bổ huyết và trợ tim.

Hương trầm được dùng để thắp xua muỗi và côn trùng có hại.

Dăm gỗ trầm cũng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là chữa bệnh thấp khớp, bệnh đậu mùa, bệnh đau bụng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh con.

Nước sắc từ gỗ trầm nghe nói là có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt là với các loại khuẩn Mycobacterium tuberculosis và Shigella flexneri.

Gỗ từ những cây trầm hương không bị bệnh thường nhẹ, có thể dùng là đóng gỗ, làm gỗ dán và làm cánh cửa ở trường hợp chịu tải nhẹ.

5. Các nghiên cứu về tinh dầu Trầm Hương

 Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu chứa trong mẫu cây khác nhau có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp chưng cất hơi nước, và kết quả hàm lượng tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1% – 1,2%.

Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp tinh dầu trầm hương, mà trước đây đã được thực hiện bằng việc trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng từ một số loại gỗ đã bị nhiễm nấm có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng họ đã tổng hợp được ba hợp chất furanosesquiterpen mới, thuộc nhóm selinan. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d

Cây phát tài và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

  Cây phát tài có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí theo một số cách sau: Tạo oxi: Tất cả các loại cây, bao gồm cả cây phát tài, thực hiện quá trình quang hợp để sản xuất oxi trong quá trình hô hấp. Qua quá trình này, cây phát tài liệu giải phóng oxi vào không khí xung quanh, giúp cải thiện chất lượng không khí và cung cấp một nguồn oxi tươi mát. Hấp thụ các chất gây ô nhiễm: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như khí thải oxit, khí amoniac và một số chất hữu cơ trong không khí. Nhờ khả năng hấp thụ này, cây phát tài giúp làm sạch không khí xung quanh và làm giảm mức độ ô nhiễm. Làm giảm nhiệt độ: Cây phát tài tạo bóng mát và hấp thụ nhiệt từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, cây phát tài giúp giảm nhiệt độ xung quanh và làm mát môi trường. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng không khí và tạo ra môi trường sống thoải mái hơn. Giảm chất lượng không khí bên trong: Cây phát tài có khả năng hấp thụ một số chất gây ô nhiễm như formaldehyde, benzen và các chất hữu c