Chuyển đến nội dung chính

Chính sách quyền riêng tư,

Thông tin miêu tả cây dược liệu Thiên nam tinh

 

Cây Thiên nam tinh

(Mô tả, hình ảnh cây thiên nam tinh, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Cây thảo sống lâu năm cao 40-80cm. Củ tròn tròn đường kính 4-5cm, mang nhiều rễ con. Thường chỉ có 1 lá duy nhất mọc thẳng từ củ, có cuống dài 25cm, xẻ thành nhiều thùy (10-13) hình mác hẹp; đầu có đuôi. Cụm hoa là một bông mo không phân nhánh, màu tím nhạt, mang nhiều hoa không cuống. Quả mọng, màu đỏ tươi.

Hoa tháng 3-6.

Phân bố:

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở chỗ ẩm ướt vùng núi cao Lào Cai (Sapa), Lâm Ðồng (Ðơn Dương). Thu hái rễ vào mùa thu đông khi cây tàn, loại bỏ rễ con, đồ chín phơi khô ta gọi là Sinh nam tinh. Khi dùng, ngâm mềm, thái mỏng rồi ngâm nước có phèn và gừng, phơi khô, tẩm nước gừng, sao thơm (làm cho hết ngứa hay còn ngứa ít mới dùng), ta được Chế nam tinh. Nếu tẩm với mật bò thì được Ðởm nam tinh.

Bộ phận dùng: 

Thân rễ – Rhizoma Arisaematis, thường gọi là Thiên nam tinh.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:

Thân, rễ củ được đào vào mùa thu hoặc mùa đông. Sau khi bỏ rễ xơ và vỏ rễ phơi khô dưới nắng và thái thành lát mỏng.

Bảo quản:

Rất dễ mốc mọt nên cần để nơi khô ráo, kín. 

Vị thuốc Thiên nam tinh

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị đắng, cay và tính ấm.

Quy kinh:

Vào kinh phế, can, vị.

Công dụng:

Trừ thấp, trừ đờm, trừ phong và chống co thắt

Liều dùng:

Ngày dùng: 5-10g.

Thận trọng và chống chỉ định:

Không dùng thiên nam tinh cho phụ nữ có thai. Nhìn chung không dùng dược liệu tươi (sống)

Ứng dụng lâm sàng của Thiên nam tinh

Ho đàm ẩm

Biểu hiện như đờm nhiều, loãng và trắng và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với bán hạ, trần bì và chỉ thực dưới dạng đạo đàm thang.

Nhiệt đàm ở phổi

Biểu hiện như ho có đờm nhiều, vàng và đặc và cảm giác tức ngực: dùng phối hợp với hoàng cầm và thiên hoa phấn.

Đàm phong

Biểu hiện như hoa mắt, Chóng mặt, tiếng lạch cạch ở trong khí quản, liệt mặt, co giật và cơn co giật kiểu uốn ván: dùng phối hợp với bán hạ, thiên ma và bạch phụ tử.

Tham khảo

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa: Bại liệt nửa người, liệt thần kinh mặt; Ðộng kinh, sài uốn ván; Ho, nhiều đờm; Ung thư tế bào não. Dùng ngoài trị mụn nhọt, rắn cắn, đòn ngã sưng tấy. Ðởm nam tinh dùng trị sốt trẻ em và co giật.

Liều dùng 2,5-5g Chế nam tinh và 3-6 g Ðởm nam tinh, sắc uống. Sinh nam tinh chỉ dùng tán ra thêm giấm đắp tại chỗ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn trồng và chăm sóc mướp hương (Luffa Plant)

  Sơ lược về cây mướp Mướp hương (  Luffa aegyptiaca)  là một loại bầu lớn, thời gian phát triển lâu hơn nhiều so với các  loại bầu  khác  , khoảng 90 đến 120 ngày.  Và một khi quả đã đạt đến kích thước trưởng thành, bạn cần tính toán trong vài tuần để nó phát triển các sợi bên trong dai và khô trên cây nho trước khi bạn có thể thu hoạch.  Đó là tổng số 150 đến 200 ngày ấm áp, không có sương giá. Điều bạn có thể chưa biết về mướp là khi còn non và mềm, mướp là loại rau ăn được trong họ dưa leo, có thể ăn sống hoặc nấu chín.  Tuy nhiên, trái cây phát triển quá nhanh, khoảng một inch rưỡi mỗi ngày, nên rất khó để thu hoạch đúng thời gian, vì vậy tốt nhất bạn nên trồng mướp để lấy bọt biển và để chúng phát triển dài khoảng hai feet. Bởi vì dây leo bằng lăng có thể đạt chiều dài lên đến 30 feet(9m), nên trồng chúng trên giàn là tốt nhất, và không chỉ vì lý do không gian.  Mướp được trồng trên mặt đất có xu hướng cong lên, và giữ cho dây leo và quả trên mặt đất và khô sẽ giảm nguy cơ bị bện

Các dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền.

  Cây Sâm Ngọc Linh là loài thực vật quý hiếm và được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời. Cây Sâm Ngọc Linh chứa các thành phần hóa học quý giá như saponin, polypeptide, flavonoid, polyphenol và một số dưỡng chất khác có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số dạng sản phẩm sử dụng cây Sâm Ngọc Linh trong y học cổ truyền: Sâm Ngọc Linh tươi: Lá và rễ Sâm Ngọc Linh có thể được sử dụng tươi để chế biến thành thức uống hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất quý giá cho cơ thể. Sâm Ngọc Linh khô: Rễ và thân của cây Sâm Ngọc Linh được phơi khô và chế biến thành các sản phẩm bột, viên nang hoặc viên uống để sử dụng trong y học cổ truyền. Sâm Ngọc Linh nước: Sâm Ngọc Linh được đun sôi trong nước và uống hàng ngày để bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức khỏe. Sâm Ngọc Linh mật ong: Sâm Ngọc Linh được trộn với mật ong để tạo thành sản phẩm có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giúp giảm stress. Sâm Ngọc Linh viên đặt: Viên đặt được chế

Cách trồng và chăm sóc bèo cái (Water Lettuce)

  Trồng và chăm sóc bèo cái Như tên gọi của nó, bèo cái là một loại thực vật  nổi trong  ao  với những chiếc lá hình hoa thị  giống như đầu của cây rau diếp.  Mỗi lá đều có gân sâu và các gân song song, mép hình vỏ sò, không có thân đáng kể.  Mặc dù không sặc sỡ, nhưng cây  bèo cái  lại tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng hoặc xanh nhạt ẩn trong những tán lá.  Nó nở hoa từ cuối mùa hè đến cuối mùa thu. Bèo cái  có thể được sử dụng trong vườn nước, ao hồ, hoặc các thùng chứa cả  trong nhà  và ngoài trời.  Tán lá của loài cây này chỉ cao khoảng 6 inch 12cm, nhưng hệ thống rễ dày đặc của nó dưới nước có thể sâu tới 20 inch 40cm.  Nó là một loài sinh trưởng rất nhanh sau khi trưởng thành và được coi là một loài thực vật xâm lấn  ở một số khu vực nhất định.  Chăm sóc  Bèo cái   Để thêm  Bèo cái    vào ao hoặc vườn nước, chỉ cần rải loại cây nổi này trên mặt nước vào mùa xuân.  Tốt nhất, hãy chọn chỗ không có dòng chảy, vì những cây này không phát triển tốt khi bị đẩy qua mặt nước.  Nếu có d